liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2020-58-1146/KQNC

Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam

Viện Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2017-2021 “Những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong tư pháp quốc tế và trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”

ThS. Bạch Quốc An

Hình phạt học (khoa học về hình phạt)

30/12/2019

2020-58-1146/KQNC

20/11/2020

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

- Các kết quả nghiên cứu của Đề tài là tài liệu tham khảo quý báu phục vụ việc triển khai Quyết định 1440/QĐ-TTg, trong đó có nhiệm vụ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu việc gia nhập các Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (Hội nghị La Hay). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và đề xuất gia nhập Công ước của Hội nghị La Hay còn thể hiện sự tích cực của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Hội nghị này, góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trong diễn đàn Hội nghị La Hay nói riêng - Tạo cơ sở cho việc đề xuất gia nhập Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của trẻ và cha mẹ trẻ thực hiện quyền nuôi dưỡng và quyền thăm nom con tại Việt Nam và các quốc gia thành viên Công ước. - Góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân và mọi công dân về hành vi mang đi hoặc giữ lại trẻ một cách bất hợp pháp, về vai trò, vị trí, tác động của Công ước đối với hợp tác quốc tế của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em; thúc đẩy công tác đấu tranh, phòng ngừa đối với nạn bắt cóc trẻ em bởi chính cha/mẹ, người thân của trẻ - một hành vi mà nhiều quốc gia và cả UNODC liệt kê là một trong những tội phạm xuyên quốc gia cần được ngăn chặn hạn chế tác hại đối với xã hội. - Đóng góp cho quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam trong thời gian tới về tư pháp quốc tế nói chung và pháp luật bảo vệ trẻ em nói riêng; đặc biệt sẽ có tác động về mặt chính trị và đối ngoại rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ III; xây dựng và hoàn thiện Báo cáo Quốc gia về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị. Việc nghiên cứu về Công ước sẽ góp phần củng cố và thể hiện mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế có nội dung về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia như Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1993 , Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. - Thực hiện chủ trương về hội nhập quốc tế thông qua việc nghiên cứu, đề xuất việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực pháp luật.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức của các bộ, ngành liên quan về Công ước; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quá trình gia nhập, thực thi Công ước; phân tích, đánh giá tác động của việc gia nhập Công ước đối với đời sống xã hội. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức liên quan và người dân về các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về đảm bảo quyền nuôi dưỡng và quyền thăm nom của cha mẹ đối với trẻ. - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, bộ ngành liên quan và các cơ quan lập pháp tham khảo khi xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này.

Công ước La Hay; bắt cóc trẻ em;

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không