
- Nghiên cứu tuyển chọn lai tạo giống bơ cho các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng các phần tử sinh học để phát triển Biosensor ứng dụng trong phát hiện và sàng lọc các hợp chất gây ung thư và tiền ung thư
- Nghiên cứu dược liệu dâu tằm (Morus alba L) điều chế cao chuẩn hóa định hướng làm sản phẩm phòng và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rau mầm trên giàn máy gieo mạ tự động theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hải Phòng
- Thiết kế khối xử lý tín hiệu thu phát tối ưu hiệu suất phổ và hiệu suất năng lượng trong mạng thông tin vô tuyến nhiều người sử dụng
- Sản xuất thử và phát triển giống chuối Tiêu hồng theo hướng VietGAP cho vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá virus (TYLCV) và héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) ở Việt Nam bằng chỉ thị phân tử kết hợp với lai truyền thống
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu chế tạo laser ngẫu nhiên kích thước micromet dựa trên vật liệu polyme và định hướng ứng dụng cho cảm biến hóa học



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐXTN-2020.07
2022-52-0362/NS-KQNC
Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu trường hợp Thành phố Cần Thơ
Trường Đại Học Cần Thơ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
TS. Huỳnh Văn Đà
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh; TS. Nguyễn Trọng Nhân; ThS. Trương Thị Kim Thủy
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
01/10/2020
01/10/2021
26/01/2022
2022-52-0362/NS-KQNC
15/04/2022
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp địa phương quy hoạch, quản lý, triển khai các hoạt động và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để thích ứng, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Kết quả đề tài còn là kênh thông tin để doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố cần Thơ biết được chủ trương, chính sách và hành động của chính quyền, cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Đây là cơ hội để bạch hóa thông tin, chủ trương và giải pháp từ 2 phía. Ngoài ra, phương pháp và kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm lý thuyết và thực tiễn phát triển du lịch trong tình hình các đại dịch dịch nhằm hạn chế tác động tiêu cực và đảm bảo ngành hồi phục một cách tốt nhất. Kết quả đề tài đã được chuyển giao cụ thể cho: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố cần Thơ, Hiệp hội du lịch Thành Phố cần Thơ, Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long; để tham chiếu, vận dụng cho tình hình thực tế của địa phương.
Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh ngành du lịch ĐBSCL và cả nước đã hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng, chưa từng có tiền lệ làm cho ngành du lịch bị đóng băng và sụp đổ trong một thời gian dài. Nghiên cứu này đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch ĐBSCL và đề xuất giải pháp phù hợp. Đặc biệt từ rất sớm. khi dịch bệnh còn đang bùng phát, nghiên cứu và cung cấp các bằng chứng khoa học và tham vấn để chính quyền các cấp. các ngành, các đơn vị kinh doanh có phương án và chuẩn bị các giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu Covid-19 bằng cách tập trung khai thác thị trường nội địa xem du lịch nội địa là cứu cánh quan trọng nhất trong việc phục hồi ngành du lịch, song song với các giải pháp kiểm soát dịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ, cơ chế, nhân lực và các điều kiện khác. Từ đó đã góp phần giúp ngành du lịch phục hồi nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ hơn 2 năm sau đại dịch, ngành du lịch thành phố Cần Thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long đã phục hồi ngang bằng với thực trạng trước khi đại dịch diễn ra.
Ngành du lịch; Covid-19; Yếu tố ảnh hưởng; Phát triển bền vững; Kinh tế
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
Không