
- An ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp
- Hợp tác phòng chống thiên tai ở các nước ASEAN trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán tiên lượng và theo dõi kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến tụy
- Nghiên cứu nguồn vi tảo biển nội địa có giá trị dinh dưỡng cao nhằm cải thiện chất lượng của luân trùng (Brachionus plicatilis) trong nuôi trồng thủy sản
- Nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị dùng trong sản xuất bảo quản chế biến nông lâm thủy sản nhằm đẩy nhanh HĐH CNH nông nghiệp nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho nông dân
- Nghiên cứu đánh giá các mặt chuẩn mực nước biển (mặt 0 độ sâu trung bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế biến đổi khí hậu
- Điều tra khảo sát phân tích đánh giá chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ chọn giống phân tử ở sắn trong khu vực Châu Á
- Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào nông thôn ở Việt Nam
- Khảo sát đánh giá xây dựng các giải pháp công nghệ hiện đại tối ưu để sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sinh khối (trấu) theo hướng sản xuất năng lượng bền vững phục vụ phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KQ039424
2021-58-927/KQNC
Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 40
Học viện tư pháp
Bộ Tư pháp
Bộ
TS. Đoàn Trung Kiên
TS. Lê Thị Thúy Nga; ThS. Trần Minh Tiến; ThS. Đỗ Thị Thu Hằng; GS.TS. Lê Hồng Hạnh; TS. Nguyễn Văn Cương; TS. Nguyễn Minh Khuê; TS. Nguyễn Quang Thái; TS. Tôn Quang Cường; TS. Nguyễn Minh Oanh; TS. Nguyễn Xuân Thu; TS. Trương Thế Côn; PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng; TS. Lê Mai Anh; TS. Nguyễn Thanh Phú; TS. Đồng Thị Kim Thoa; ThS. Nguyễn Thanh Nam; ThS. Nguyễn Tuấn Hưng
Hành chính công và quản lý hành chính
01/04/2019
01/10/2020
28/10/2020
2021-58-927/KQNC
19/05/2021
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(1) Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp trước yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt đã làm rõ cuộc CMCN 4.0 tác động như thế nào đến nguồn nhân lực của ngành tư pháp và đặt ra những yêu cầu gì đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp.
(2) Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp so với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, từ đó khẳng định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của nành tư pháp đã có những bước chuẩn bị cho sự thay đổi nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
(3) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp, đề tài đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Theo đó, các giải pháp được đề xuất khá toàn diện từ đổi mới thể chế, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên đến nền tảng công nghệ hoạt động quản lý đào tạo… Các giải pháp không chỉ dừng ở việc nêu vấn đề mà cố gắng đưa ra cách thức, lộ trình triển khai các giải háp trong thực tiễn, đề xuất cụ thể việc triển khai một số Đề án nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó CMCN 4.0 tạo ra những thay đổi lớn đối với hoạt động nghề nghiệp của nguồn nhân lực ngành tư pháp. Đối với hoạt động xây dựng pháp luật, những thay đổi lớn có thể kể tới là những vấn đề mới liên quan tới ứng dụng công nghệ đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật và việc ứng dụng công nghệ trong quá trình lập pháp. Đối với nhóm nhân lực thực thi pháp luật, các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, CMCN 4.0 tác động đến cả nội dung và phương thức làm việc của họ. Về mặt nội dung, các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp sẽ phải giải quyết, tham gia giải quyết những loại tranh chấp mới, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ. Về phương thức hành nghề, tác động rõ ràng nhất của CMCN 4.0 là trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của robot có thể thay thế con người về khả năng tính toán, ghi nhớ, phân tích cùng hiệu suất công việc cao. Trong bối cảnh hoạt động nghề nghiệp có những biến chuyển mạnh mẽ như nêu trên, nguồn nhân lực ngành tư pháp trong thời đại CMCN 4.0 cần đáp ứng các yêu cầu mới trong đó hiểu biết về những công nghệ mới và biết cách sử dụng những công nghệ mới trở thành những tiền đề quan trọng đối với những người làm công tác tư pháp. Do đó, Đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn sâu sắc đối với các cơ sở đào tạo nghề luật trong việc đổi mới phương thức đào tạo nghề luật, xác định hệ thống các giải pháp và lộ trình đổi mới hoạt động đào tạo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ cuộc CMCN 4.0.
Đào tạo; Bồi dưỡng; Nguồn nhân lực; Ngành Tư pháp; Cách mạng công nghiệp 4.0
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không