
- Lý thuyết chính quy cho phương trình đạo hàm riêng
- Nghiên cứu bào chế viên nang chứa vi hạt bao tan trong ruột esomeprazol 40 mg
- Nghiên cứu tính toán hàm lượng phát thải các bon sử dụng tư liệu viễn thám phục vụ việc kiểm kê khí nhà kính Thực nghiệm ảnh VNREDSat-1 và các nguồn ảnh hiện có tại Việt Nam
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống đào tạo thống kê trực tuyến tại Tổng cục Thống kê
- Phân tích đặc điểm chức năng các gene đáp ứng với stress vô sinh GmNAC019 và GmNAC109 ở cây mô hình Arabidopsis thaliana
- Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PET/CT và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị ung thư thực quản
- Nghiên cứu trồng và chế biến một số cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus sp) Tục đoạn (Dipsacus asper Wall) Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb) DC) và Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta WTWang) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc tạo nguồn dược liệu sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong tuyển chọn nhân giống trồng chăm sóc và điều khiển ra hoa lan Vũ nữ (Oncidium) tại Bắc Ninh



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
TN3/T14
2016-48-779
Điều tra sàng lọc nguồn tài nguyên dược liệu thực vật tỉnh Lâm Đồng theo định hướng hoạt tính sinh học nhằm phát triển các loài dược liệu có giá trị cao
Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan
ThS. Hoàng Thị Đức, TS. Nguyễn Thị Diệu Thuần, TS. Nông Văn Duy, PGS.TS. Trần Huy Thái, TS. Trần Văn Tiến, TS. Nguyễn Hoài Nam, TS. Nguyễn Xuân Cường, TS. Nguyễn Tiến Đạt, PGS.TS. Lê Mai Hương
Cây công nghiệp và cây thuốc
11/2012
10/2015
12/05/2016
2016-48-779
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Xây dựng bộ tiêu bản đầy đủ nhất hiện nay ở Lâm Đồng về cây thuốc và các loài thực vật có khả năng làm thuốc ở Lâm Đồng bao gồm 399 loài cây thuốc và 604 loài có khả năng làm thuốc thuộc 162 họ thực vật phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học ở Tây Nguyên. Xây dựng được ngân hàng dịch chiết từ cây thuốc lớn nhất hiện nay ở Tây Nguyên bao gồm 1.003 dịch chiết tổng MeOH và 606 dịch chiết phân đoạn, là nguồn mẫu quan trọng cho các nghiên cứu khảo sát các hoạt tính sinh học khác nhằm mở rộng khả năng ứng dụng của tài nguyên cây thuốc Lâm Đồng. Nghiên cứu sâu về hóa học của 11 loài cây thuốc: quả ươi (Scaphium macropodum), ổ kiến (Hydnophytum formicarum), ổ kiến gai (Myrmecodia tuberosa), xáo leo (Paramignya scandens), xoan nhừ (Choerospondias axillaris), dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), trứng cua (Melochia umbellata), gò đồng nách (Gordonia axillaris), thảo nam sơn (Xantolis cambodiana), mạo đài (Mitrephora thorelii) và Cồ nốc Trung bộ (Curculigo annamitica). Công bố 14 hợp chất mới: Paramignyol A, Paramignyol B, Paramignyoside A, Paramignyoside B, Paramignyoside C, Paramignyoside ), Paramignyoside E, Axillariol A, Axillariol B, Axillariol C, Melochialoid, Scaphiumlignan, Mymecodoide A và Mymecodoide B.
- Chế tạo 3 loại thực phẩm chức năng: viên nang Scaphy, trà túi lọc Xáo leo, trà túi lọc Sâm cau dựa trên 3 loài cây thuốc là cây ươi, xáo leo và cồ nốc Trung bộ.
Từ 2 loài thực vật mới Magnolia lamdongensis V.T. Tran, N.V. Duy & N.H. Xia và Magnolia tiepii V.T. Tien, N.V. Duy & V.D. Luong đã xây dựng đề tài mới nghiên cứu sâu về thành phần hóa học phục vụ cho khoa học và đào tạo. Các chất có hoạt tính sinh học được tiếp tục nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các nguyên liệu có thể dùng làm thực phẩm chức năng đồng thời định hướng cho phát triển một số loài làm nguyên liệu cũng như phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp tục phát triển bộ tiêu bản về cây thuốc và các loài thực vật có khả năng làm thuốc ở Lâm Đồng phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học ở Tây Nguyên. Tiếp tục phát triển ngân hàng dịch chiết làm nguồn mẫu quan trọng cho các nghiên cứu khảo sát các hoạt tính sinh học khác nhằm mở rộng khả năng ứng dụng của tài nguyên cây thuốc Lâm Đồng.
Tài nguyên; Dược liệu; Thực vật; Hoạt tính sinh học; Cây thuốc; Lâm Đồng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Số lượng công bố trong nước: 12
Số lượng công bố quốc tế: 6
Không
02 TS; 04 ThS