
- Nghiên cứu đánh giá giá mức độ ô nhiễm bụi các bon đen ở Hà Nội và nguy cơ phơi nhiễm của người dân
- Đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại khoa sản Bệnh viện Bạc Liêu tháng 03/2011-09/2012
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị theo phương pháp Phân hệ quản lý tại Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ
- Nhóm lợi ích kinh tế trong khu vực nhà nước - nhận diện và cơ chế gây ảnh hưởng đến chính sách công ở Việt Nam hiện nay
- Giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân trong các khu công nghiệp khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu tính toán dòng chảy phục vụ công tác quản lý và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Cả trên cơ sở ứng dụng các mô hình toán và công nghệ viễn thám
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đề xuất giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vấn đề tham gia của Việt Nam
- Phát triển và thí điểm áp dụng khung năng lực cạnh tranh về sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo mô hình đánh giá sự trưởng thành (maturity model)



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2021-58-881/KQNC
Đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học
Trường Đại học Luật Hà Nội
Bộ Tư pháp
Bộ
PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh
PGS. TS. Cao Thị Oanh; TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến; TS. Đoàn Trung Kiên; TS. Võ Thị Kim Oanh; PGS. TS. Phạm Thị Giang Thu; PGS. TS. Nguyễn Bá Bình; ThS. Lê Thị Diễm Hằng; ThS. Phạm Thị Mỹ Linh; ThS. Nguyễn Quang Huy; TS. Bùi Minh Hồng; ThS. Trần Phương Anh; ThS. Vũ Thuỳ Trang; ThS. Nguyễn Thị Bích Hồng; ThS. Phan Vũ; TS. Trần Thanh Tuấn
Luật học
01/04/2019
01/10/2020
15/10/2020
2021-58-881/KQNC
12/05/2021
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng với tư cách tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật cũng như thực tiễn triển khai trong lĩnh vực quản trị đại học nói chung, quản trị đại học luật nói riêng, đặc biệt đối với hai trường đại học luật ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục triển khai xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”. Vì thế, đề tài phục vụ nhu cầu đổi mới hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội – đơn vị chủ trì nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và chuẩn bị thực hiện tự chủ đại học, xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.
Các sản phẩm nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức những người quản lý, điều hành và giảng viên, người lao động trong các trường luật và của xã hội về đổi mới quản trị đại học, trong đó có quản trị đại học luật. Đây là sự tác động có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động và vị thế của các trường đại học nước ta trên thế giới hiện nay.
Đồng thời việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là nhóm nghiên cứu trực tiếp tham gia thực hiện đề tài cả về khía cạnh phương pháp nghiên cứu cũng như kiến thức chuyên sâu về quản trị đại học luật.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài được thể hiện dưới dạng tổng hợp quan điểm và đề xuất đổi mới về quản trị đại học luật, là sản phẩm chuyển giao đến Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội để sử dụng trong xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật và vận dụng thực hiện đổi mới quản trị đại học luật nhằm xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tự chủ đại học. Kết quả nghiên cứu của Đề tài là căn cứ quan trọng để Trường tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Ngoài ra, đề tài có thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh xem xét sử dụng trong công tác xây dựng pháp luật và/hoặc đổi mới quản trị đại học luật.
Quản trị đại học; Tự chủ đại học; Chất lượng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không