liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

TI.271221085850

Đóng góp của đồng bào các tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc (1930 - 2020)

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long

UBND Tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh/ Thành phố

Ths. Lê Quang Đạo

Khoa học xã hội

12/2020

09/2021

22/10/2021

TI.271221085850

29/12/2021

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long

Việc nghiên cứu đề tài: Đóng góp của đồng bào các Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1930 - 2020). mang tính cần thiết với các lý do sau đây - Thứ nhất, khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trong hai cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và XHCN. Trái qua quá trình lịch sử, Vĩnh Long là một tỉnh cộng cư nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.... cùng nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hào, Tin Lành,... Dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến nay, đồng bào các tôn giáo tỉnh Vĩnh Long luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức tôn giáo trong tỉnh đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng có đông đồng bảo tồn giữa. Đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá chế độ và cuộc sống yên binh của nhân dân ta. - Thứ hai, để tổng kết và tái hiện trung thực, có hệ thống những đóng góp của đồng bào các tôn giáo tỉnh Vĩnh Long qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, tiếp tục phát huy truyền thống, sự đóng góp của đồng bào các tôn giáo trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia cùng hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Có căn cứ và cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện: Xuất phát từ nhu cầu thực tế và quán triệt sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tại Công văn số 1803-CV/TU, ngày 02/10/2019 về thống nhất chủ trương tiếp tục hiệu chính, bổ sung tư liệu và phạm vi thời gian nghiên cứu cập nhật thời gian Đề tài Lịch sử truyền thống yêu nước của đồng bào các tôn giáo tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và hoàn thành kịp phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kết luận số 624 KL/TU ngày 19/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc cho chủ trương điều chính tên đề tài Lịch sử truyền thống yêu nước của đồng bào các Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long (1930 - 2020) thành đề tài: Đóng góp của đồng bào các Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1930 - 2020) và giao nhiệm vụ cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long chủ trị, phối hợp cùng các ngành liên quan thực hiện.
VLG.TI041.2021-0000221
Đề tài Đóng góp của đồng bảo các Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1930 - 2020) có ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng cao, cụ thể: - Thứ nhất, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng kết thực tiễn, qua đó phát hiện những nhân tố tích cực tiêu biểu nhằm phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào các tôn giáo ở Vĩnh Long, phục vụ cho việc bổ sung tư liệu vào kho tàng lịch sử, văn hóa của địa phương. - Thứ hai, đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm khoa học duy vật biện. chứng, và duy vật lịch sử, qua đó thể hiện rõ tính khách quan khoa học, tỉnh trung thực của tiến trình lịch sử địa phương. - Thứ ba, đề tài đóng góp về tính mới cho khoa học là trên cơ sở tổng kết thực tiễn để các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng các quan điểm, chủ trương, chính sách phục vụ công tác tôn giáo vận, công tác tập hợp đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh và công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tương lai. - Thứ tư, đây là nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15, CT/TW ngày 28/8/2002, về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử địa phương, lịch sử ngành ở các tỉnh, thành phố. - Thứ năm, mục đích của việc nghiên cứu còn nhằm nâng cao tinh thần yêu nước. và lòng tự hào của đồng bào các tôn giáo; đồng thời đây sẽ là tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, lịch sử địa phương, lịch sử các tôn giáo trong

Đóng góp; đồng bào; tôn giáo; sự nghiệp cách mạng; giải phóng dân tộc; xây dựng; bảo vệ; Tổ quốc; (1930 - 2020)

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không