
- Phân tích và tối ưu khả năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức thu thập năng lượng
- Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ/ điều trị bệnh tự kỷ của một số dược liệu Việt Nam và cơ chế liên quan
- Nghiên cứu chế tạo ứng dụng bê tông rỗng thoát nước nhanh và kết cấu rỗng thu chứa nước trong công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm thiểu úng ngập khi mưa điều tiết nước trong đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học của các hợp chất lai giữa tritecpenoit và chất có hoạt tính kháng HIV và ung thư
- Sản xuất thử nghiệm chế phẩm axit gamma amino butyric (GABA) và thực phẩm chức năng giàu GABA từ gạo lứt đậu tương
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp điều hòa phân bổ nguồn nước liên vùng liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
- Văn hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
- Khảo sát tình hình vi khuẩn cram âm sinh men beta-kutamse phổ rộng nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu từ tháng 01-09 năm 2012
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô hiệu quả và bền vững
- Chế tạo mô hình hai vòng tuần hoàn lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR) Khảo sát các chế độ làm việc của thiết bị trao đổi nhiệt ở các điều kiện khác nhau và đánh giá an toàn thủy nhiệt của mô hình



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2018-02-437
Giải mã và khai thác đa dạng di truyền nguồn gen lúa bản địa của Việt Nam phục vụ các chương trình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa
Viện di truyền nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giữa Việt Nam với Vương quốc Anh
ThS. Nguyễn Thúy Điệp
TS. Khuất Hữu Trung, ThS. Đặng Thị Thanh Hà, KS. Nguyễn Trường Khoa, ThS. Nguyễn Thị Phương Đoài, TS. Trần Duy Dương, TS. Trần Đăng Khánh, ThS. Trần Thị Thúy, GS.Mario Caccamo, TS. Sarah Ayling
Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;
05/2014
10/2017
19/03/2018
2018-02-437
24/04/2018
378
- Đã giải mã được 300 giống lúa của Việt Nam - Các candidate gen liên quan đến tính chịu hạn/chịu mặn/kháng rầy nâu có trong 36 giống đã giải mã ỏ' pha I. - Cơ sở dữ liệu phenotype và genotype của 07 tập đoàn (chịu mặn, chịu hạn, chất lưọng, kháng rầy nâu, kháng bạc lá, kháng đạo ôn và tập đoàn lúa ưu tú về năng suất, chất lượng và có khả năng chống chịu sâu bệnh) của Việt Nam đã được giải mã. - Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu khác và trong chọn tạo giống lúa
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và trong bài giảng của chuyên ngành Công nghệ Sinh học và phân loại Thực vật tại Trường Đại học Hải Phòng.
Hiệu quả kinh tế:
- Nghiên cứu giải mã genome của các giống lúa bản địa, khẳng định chủ quyền Quốc gia về nguồn gốc và sự đa dạng di truyền của nguồn gen lúa của Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại hóa, nâng cao thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trên thế giới; - Sản phẩm của đề tài là cơ sở để chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lọi của môi trường để sẵn sàng ứng phó với những sự biến đổi khí hậu góp phần nâng cao thu nhập cho nguời nông dân và giữ vững ổn định xã
hội;
- Các dòng/giống lúa chất lượng, kháng sâu bệnh và chịu được các điều kiện bất lọi của môi trường đưọc đưa vào sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, góp phần làm xanh, sạch, đẹp môi trường.
- Toàn bộ cơ sở dữ liệu về trình tự genome của các dòng/giống lúa đã giải mã sẽ được chuyển giao cho Trung tâm Quỹ gen phục vụ công tác nhân giống, lưu giữ, bảo tồn và khai thác có hiệu quả các nguồn gen lúa bản địa. Các tư liệu genotype và phenotype của các dòng/giống lúa ưu tú đã giải mã sẽ được chuyển giao cho các Trường, Viện và các cơ sỏ' nghiên cứu khai thác ÒNG và sử dụng, để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu về Di truyền và Công nghệ Sinh học , và phục vụ công tác chọn giống năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường. - Thông qua việc trao đổi nguồn nhân lực vói đối tác (Trung tâm Phân tích genome - The Genome Analysis Centre - TGAC) Vương quốc Anh, các cán bộ khoa học phía Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận, học tập các phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực giải mã genome và sử dụng bioiníồrmatic để quản lý, khai thác dữ liệu genome cây lúa. Mặt khác, đề tài còn góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong nước; xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường sự hợp tác, phối họp nghiên cứu giữa các đơn vị.
Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài sử dụng công nghệ hiện đại và các kỹ thuật tiên tiến của Trung tâm Phân tích genome (The Genome Analysis Centre - TGAC) - Vương quốc Anh để giải trình tự genome các giống lúa bản địa của Việt Nam, mở ra hướng nghiên cứu mới về genome học và úng dụng bioinformatics trong khai thác dữ liệu trình tự genome phục vụ công tác chọn tạo giống lúa như: Lập bản đồ SNPs, xây dựng hệ thống marker vó'i mật độ dày đặc cho quần thể, cho phép xác định những gen, QTLs qui định tính trạng nông học quan trọng, đặc biệt những tính trạng đa gen phức tạp bằng kĩ thuật mới (GWAS - Genome Wide Association Study).. .w. Giải mã genome 300 dòng/giống lúa bản địa của Việt Nam là rất hữu ích và cần thiết để từng bước xây dựng ngân hàng dữ liệu genome của toàn bộ nguồn gen lúa Việt Nam bên cạnh ngân hàng gen hạt và cơ sở dữ liệu về hình thái. Từ đó, có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất về các nguồn gen phục vụ nghiên cứu CO' bản và nghiên cứu chọn tạo giống. - Cơ sở dữ liệu về hệ genome của các giống lúa ưu tú, các candidate gen qui định các tính trạng nông học quí là cơ sở để chọn, tạo các giống lúa chất lượng có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường; - Các dòng/giống lúa mang các gen đích (năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh, chống chịu các điều kiện bất lợi) là những nguồn vật liệu vô cùng quí giá phục vụ công tác chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường; - Những kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng trong các Trường đại học, Viện nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu về công nghệ sinh học, di truyền học, genome học và phân loại thực vật.
Lúa;Cây giống;Hệ gen;Kiểu gen;Trình tự gen;Đa dạng di truyền;Giải mã;Genotype;ADN;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 2
không
01 thạc sĩ