- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và xây dựng mô hình xã an toàn dịch bệnh gia súc gia cầm tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử
- Một số định hướng tái cơ cấu đầu tư công trong dịch vụ y tế ở Việt Nam
- Nghiên cứu nồng độ một số cytokine huyết thanh ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu
- Nghiên cứu xác định loài và đặc điểm phân tử ký sinh trùng gây bệnh động vật lây sang người thuộc họ Heterophyidae và Echinostomatidae tại Việt Nam
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Tìm hiểu ngữ pháp ngôn ngữ kí hiệu thành phố Hồ Chí Minh của cộng đồng người điếc
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất giống lúa chất lượng cao LH12 theo chuỗi giá trị tại Lào Cai
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm chất lượng cao tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nhân nuôi sinh sản để phát triển chim Công lục (Pavo muticus imperator) trong điều kiện bán hoang dã có kết hợp nuôi nhốt tại Vườn quốc gia Cát Tiên
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
DA.02.14/NLSH
2017-24-904
Hoàn thiện công nghệ sản xuất liên tục đi-ê-zen sinh học gốc B100 từ nguồn nguyên liệu axit béo phế thải và dầu hạt jatropha curcas
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu
Bộ Công Thương
Quốc gia
Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
ThS. Nguyễn Thị Phương Hòa
GS.TS. Vũ Thị Thu Hà, TS. Đỗ Thanh Hải, KS. Đỗ Mạnh Hùng, KS. Nguyễn Hữu Đức, KS. Nguyễn Quang Minh, ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, ThS. Nguyễn Văn Chúc, Nguyễn Thị Hoài An, ThS. Bùi Duy Hùng
Công nghệ sinh học môi trường nói chung
01/2014
12/2016
18/01/2016
2017-24-904
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất diesel sinh học gốc B100 từ các nguồn nguyên liệu như axit béo phế thải, dầu hạt jatropha curcas, dầu thực vật thải, dầu mỡ động thực vật trên hệ thiết bị sản xuất pilot công suất 200 tấn/năm.
Cụ thể:
- Đã xây dựng được hệ thiết bị sản xuất hoàn chỉnh trên cơ sở hoàn thiện quá trình tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị bổ sung và cải tiến hệ thiết bị sẵn có để phù hợp với các nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là vấn đề chống đông đặc cho nguyên liệu có nhiệt độ đông đặc cao.
- Hoàn thiện quá trình vận hành sản xuất, đặc biệt đã khắc phục được các nhược điểm về mặt vận hành của hệ thiết bị pilot như vấn đề nạp liệu, vân đê tinh chê sản phẩm B100, vấn đề tinh chế để tái sử dụng methanol.
- Đã sản xuất được 313 tấn sản phẩm đạt TCVN 7717:2007.
- Đã hoàn thiện quy trình sản xuất B100 từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trên hệ thiết bị 200 tấn/năm.
Các kết quả của Dự án cho thấy, công nghệ đã được hoàn thiện với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau ở Việt Nam kể cả những nguyên liệu xâu và là công nghệ tiên tiến, không phát sinh chất thải thứ cấp. Công nghệ của Dự án nêu được triển khai ở quy mô lớn, ví dụ trên 30.000 tấn/năm, có khả năng cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch ở những thời điểm giá nhiên liệu hóa thạch lên cao.
Không
Đi-ê-zen sinh học; Nhiên liệu sinh học; Axit béo; Hạt jatropha curcas; Diesel
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Kết quả của đề tài được ứng dụng bời Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu và Công ty TNHH Khoa học, Công nghệ và Thương mại PI Việt Nam.
Không
Không