- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất các giống cam V2 CT36 BH chất lượng cao tại vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa
- Vai trò chủ thể của người Công giáo trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu ngưỡng giới hạn an toàn phục vụ khai thác bền vững nước dưới đất tầng chứa nước lỗ hổng Pleistoxene vùng Nam Định
- Nghiên cứu tác động xã hội của di cư quốc tế đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Xây dựng bản đồ du lịch điện tử tỉnh Ninh Bình
- Xác định và mô tả chức năng đặc trưng của một số gene miễn dịch trên gà
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
- Nghiên cứu cơ chế chống ung thư ở mức độ phân tử của một số hoạt chất mới phân lập từ nguồn thực vật Việt Nam bằng kĩ thuật Microarray kết nối cơ sở dữ liệu Cmap
- Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm nâng cao năng suất lợi nhuận và phát triển bền vững trong ruộng lúa nhiễm phèn vùng chuyển đổi huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu đánh giá xu thế diễn biến tác động của hạn hán xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
Công nghệ sinh học nông nghiệp thuỷ sản
2023-02-1159/NS-KQNC
Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm vi tảo biển tươi phục vụ sản xuất giống thuỷ sản
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Nguyễn Văn Nguyên
TS. Nguyễn Hữu Hoàng, ThS. Bùi Trọng Tâm, ThS. Đặng Minh Dũng, CN. Nguyễn Thị Kim Dung, CN. Nguyễn Thị Duyệt, ThS. Phạm Thị Mát,ThS. Trương Văn Trị, KS. Nguyễn Thị Tâm, KS. Trần Văn Bằng
Di truyền học và nhân giống thuỷ sản
01/01/2018
01/12/2020
30/12/2021
2023-02-1159/NS-KQNC
26/07/2023
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Dự án đã chọn được giống tảo phù hợp cho sản xuất sinh khối lớn ở Việt Nam. Hiện nguồn giống tào này vẫn đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hải sản và đang được các trại sản xuất sử dụng lảm giống tảo cho nuôi sinh khối lớn.
Công nghệ nuôi đơn giản cho mật độ cao bằng túi nilon tạo bước đột phá nuôi tảo cho các tỉnh ven biển miền Bắc. Hiện tại môi hình này vẫn đang được một số cơ sở ứng dụng nuôi trồng.
Phương pháp thu và bảo quản sinh theo phương pháp mà Dự án áp dụng cũng là pương pháp mới ở Việt Nam, giúp bảo quản tảo được thời gian lâu, chủ động tảo tươi cho sản xuất giống thuỷ sản.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: + Nguồn giống do Dự án sưu tập, chọn và thuần hóa thề hiện sự phù hợp vó'i điều kiện sản xuất của Việt Nam, với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhất là hai chủng tảo N. oculata là NIES-2145 và NIES-2146 với hàm lượng EPA đặc biệt cao, tốc độ sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, dề thu sinh khối, phù hợp không chỉ sử dụng trong sản xuất tảo tươi cho động vật thủy sản mà còn phù họp cả cho sản xuất thực phẩm chức năng và tảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
khác. + Đã lựa chọn được công nghệ làm sạch, thuần hóa tảo là ly tâm nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn kết hợp với cấy trên thạch. + Đã thử nghiệm thành công nhiều kỹ thuật bảo quản giống khác nhau, trong đó có phương pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả tốt lả bổ sung 10% glycerol và giữ trong tủ đông thường (-20°C).
Thử nghiệm bằng phương pháp này CỈ1O thấy sau 2 năm vẫn có thể hoạt hóa tảo để nuôi. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho các cơ sở nuôi trồng thủy sán để tăng khả năng chủ động nguồn giống.
Chaetoceros calciỉrans bằng phương pháp đơn giản (túi treo) ngoài trời cho mật độ cao, thuận lợi cho thu sinh khối, cho giá thảnh thấp mà không cần sử dụng CO2. Hiện công nghệ này đã áp dụng khá rộng rãi ở các tỉnh ven biển mien Bắc. + Lần đầu tiên tồ chức sản xuất và tạo được mô hình nuôi ngoài trời quy mô lớn (khoảng 2000 túi, tảng dung tích 50 m3), cho công suất thu hoạch mỗi ngày 30-50 kg tảo sệt. Đây là mô hình cho quy mô và công suất tảo sệt lớn nhất ở Việt Nam cho tới nay cho 3 loài tảo này. Mô hình này mở ra triển vọng có thể sản xuất quy mô lớn hàng chục, thậm chí hảng trăm tấn/năm với giá thành thấp. + Tạo được quy trình công nghệ thu sinh khối ba loài tảo bằng muối nhôm cho hiệu suất thu hồi trên 90% bang phương pháp kết lắng đơn giản, giá thành thấp, dễ thực hiện nhưng vẫn giữ được tỳ lệ tảo sống cao.
+ Tạo được quy trình bảo quản tảo sệt của ba loài tảo bang kết hợp các chất chống đông và nhiệt độ thấp, cho sản phẩm sau thời gian 2 tháng bảo quản lạnh hoặc 3 tháng bảo quản đông vẫn giữ được chất lượng (tỷ lệ tế bào còn sống cao) vả phù hợp làm thức ăn cho động vật thủy sản. Sản phẩm sau giải đông giữ được độ mịn, dễ tan trong nước, không bị vón cục, phù hợp làm thức ăn cho thủy sản. Đặc biệt sản phẩm tảo sệt N. oculata, c. cciỉcitrans và /. galbana vẫn giữ được tỷ lệ tế bào sống tương ứng là >95%, >30% và >30% sau hai tháng bảo quản lạnh và > 95%, >25% và >15% sau 6 tháng bảo quản đông. Nội dung chính này đã được sử dụng để đăng ký giải pháp hữu ích, hiện đã được chấp nhận đơn và có khả năng được cấp bằng giải pháp hữu ích. + về hiệu quả kinh tế: Với công nghệ hiện có của Dự án, chi phí sản xuất cho mô hình 56 m3 trong một năm (thời gian sản xuất thực là 6 tháng), giá thành mỗi kg tảo N. oculata là 121,721 đồng. Hiện tại Phiippincsc đã sản xuất được sinh khối một số loài tảo với giá khoảng 1500 peso/kg (tương đương 30 ƯSD/kg hoặc 680 ngàn đồng/kg). Các sản phẩm tương tự trên thế giới thường được sản xuất với giá 100-150 usd (2,3-3,5 triệu đồng)/kg. Như vậy giá thành sản xuất của Dự án hiện tại chỉ bằng khoảng 18% sản phẩm tương tự được sản xuất tại Philippines.
Nguyên nhân là do Dự án đã phát triển được kỹ thuật nuôi đơn giản, tối giản chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Một điều thuận lợi khác là do dự án triển khai ở khu vực miền Bắc có thời gian mùa thu, đông và xuân có nhiệt độ không cao, phù hợp với sản xuất tảo. Với giá thành này, Dự án có thể sản xuất và thương mại hóa với giá rất cạnh tranh. Trước mắt, trong quá trình chào hàng và thử nghiệm thương mại hóa, các sản phẩm với giá bán 800 ngản/kg vẫn được một bộ phận khách hàng chấp nhận và tiêu thụ.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Công nghệ sản xuất tảo được xây dựng theo định hướng giảm thiểu giá thành nên có thể ứng đụng tạo ra sản phẩm tảo sệt với giá thành thấp, mang lại hiệu quả và lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Việc tạo ra được sản phẩm tảo sệt cũng hướng tới triển vọng giúp các cơ sở sản xuất giống thủy sản chủ động nguồn tảo tươi và tiến tới giảm chi phí đầu tư nguồn lực cho việc duy trì sàn xuất vi tào làm thức ăn tươi sống.
Sản xuất; Giống thủy sản; Vi tảo biển;
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Trong quá trình triển khai, dự án đã kết hợp một số công ty, nhất lả Công ty TNHH giống thủy sản Hải Long để ứng dụng sàn phẩm.
Cụ thể, một số công ty đã ứng dụng sản phẩm của dự án và tiếp tục sứ dụng kỹ thuật, sàn phẩm của Dự án trong sân xuất giống thủy sản là:
+ Công ty TNHH giống thủy sản Hải Long - Xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình: ứng dụng sản phẩm tảo sệt để nuôi ngao giống, rotifer.
+ Cơ sở sản xuất giống thủy sản Bùi Thị Thoan, phường Bàng La - Đồ Sơn, Hải Phòng: ứng dụng thử nghiệm vi tảo biển nuôi luân trùng
+ Cơ sở sản xuất giống tôm Nguyễn Quốc Thái - Quỳnh Liên, Quỳnh Lim, Nghệ An: ứng dụng vi tảo biển sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
+ Trang trại Lương Văn Lương, thôn Độc Lập, xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, Thái Bình: ứng dụng vi tảo sệt trong sản xuất giống nhuyễn thể.
Các cơ sở này tiếp tục ứng dụng sản phẩm trong sản xuất giống thủy sản.
Các kỹ thuật, mô hình nuôi quy mô lớn với kỹ thuật sử dụng túi nilon vẫn đang được các cơ sở sản xuất giống thủy sán ở miền Bắc tiếp tục ứng dụng.
Các kỹ thuật, mô hình nuôi quy mô lớn với kỹ thuật sử dụng túi nilon vẫn đang được các cơ sở sản xuất giống thủy sản ở miền Bắc tiếp tục ứng dụng.