liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-02-851

Hoàn thiện công nghệ thông tin - tự động hóa để xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành thủy lợi phục vụ công tác phòng chống úng hạn nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu

Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ThS. Nguyễn Quốc Hiệp

Tự động hóa (CAD/CAM, v.v..) và các hệ thống điều khiển, giám sát, công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC), …

16/11/2013

2015-02-851

30/11/2015

Sản phẩm RTU của dự án có thể ứng dụng tốt trong các hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trong các lĩnh vực: thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản… Trong thực tế sản phẩm đã được tích với các cảm biến phổ biến như: cảm biến đo mực nước, cảm biến đo mưa, cảm biến đo độ mặn, cảm biến đo độ PH… và điều khiển vận hành cống tự động.
11731
* Hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng kết quả của dự án: Khi áp dụng kết quả của dự án để xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành thủy lợi cho các tỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế sau: + Các đơn vị quản lý có thể giám sát được mực nước, lượng nước lấy qua các cống, lượng mưa tại các trạm quan trắc một cách tức thời trên các hệ thống kênh. Việc này giúp các đơn vị quản lý có thể tiến hành phân phố nước một cách hợp lý, tiết kiệm nước dẫn đến tiết kiệm điện, tăng năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân; + Đối với các hồ chứa có thể xây dựng các trạm đo tự động mực nước hồ, các trạm đo mưa trên lưu vực để phục vụ công tác dự báo lũ, giúp người quản lý có thể xả nước hồ đón lũ làm tăng độ an toàn công trình, tránh được lũ lụt cho vùng hạ lưu đảm bảo mùa màng. + Các đơn vị quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu có thể sử dụng toàn bộ cơ sở dữ liệu vè bản đồ hiện trạng công trình, danh sách các công trình theo từng loại công trình, quy mô kích thước công trình, các số liệu về mưa, về mức nước để phục vụ công tác quy hoạch thủy lợi, phục vụcông tác nghiên cứu. Việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí đi khảo sát, thu thập số liệu. - Khả năng mở rộng thị trường ở trong nước và xuất khẩu: + Thị trường trong nước: Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là đơn vị duy nhất trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chế tạo thiết bị trong hệ thống SCADA. Sản phẩm thiết bị thu nhập và truyền số liệu (thiết bị RTU) do Trung tâm nghiên cứu chế tạo đã được triển khai áp dụng trên một số hệ thống thủy nông từ năm 2004, đến nay các hệ thống đang hoạt động tốt, phát huy bằng uy tín của đơn vị, chất lượng của sản phẩm, giá thành của sản phẩm (chỉ bằng 60% so với ngoại nhập) và dịch vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm (hỏng có thể sửa chữa không thể thay mới như sản phẩm ngoại nhập). Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi hoàn toàn có khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước. + Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm RTU mới của dự án sản xuất thử nghiệm có các tính năng mới là tự động truyền số liệu về máy chủ khi mực nước thay đổi trong một khoảng nhất định (Khoảng thay đổi này do người dùng đặt) qua mạng điện thoại di động, thông qua dịch vụ SMS hoặc GPRS. Đây là một tính năng mới, trên thế giới chưa có snả phẩm nào có tính năng tương tự. Vì vậy, sau khi hoàn thiện sản phẩm trung tâm sẽ tiến hành quảng cáo trên Website của Trung tâm và các trang thông tin điện tử quốc tế chuyên bán các sản phẩm về điện tử - để từng bước đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. * Tác động của kết quả Dự án đến kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Kết quả của dự án sẽ giúp các công ty Khai thác công trình thủy lợi có thể kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống kênh tưới, nên lượng phân phối nước sẽ hợp lý hơn chất lượng dịch vụ tưới sẽ tốt hơn, năng xuất cây trồng sẽ tăng, đời sống của nông dân sẽ ổn định, đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả của dự án có thể áp dụng cho vệc giám sát các chỉ tiêu môi trường như giám sát chất lượng nước: độ mặn, độ đục, COD, BOD,… giúp cho các nhà quản lý có các biện pháp kịp thời để khống chế các chỉ tiêu môi trường.

Cơ sở dữ liệu; Quản lý; Công nghệ thông tin; Tự động hóa; Biến đổi khí hậu; Thủy lợi; Chống hạn; Chống úng

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

1. Hồ Cầu Sơ - Cấm Sơn Bắc Giang 2. Hồ Cửa Đạt - Thanh Hóa 3. Hồ Đá Bàn - Khánh Hòa 4. Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh 5. Hồ Định Bình - Bình Định 6. Hồ Đồng Nghệ - Đà Nẵng 7. Hồ Đông Tiển - Quảng Nam 8. Hồ EaSup Thượng - ĐăkLăk 9. Hồ IaMla - Gia Lai 10. Hồ Nước Trong - Quảng Ngãi 11. Krong Buk Hạ - ĐăKLăK 12. Hồ Phú Ninh - Quảng Nam 13. Hồ Sông Ray - Bà Rịa Vũng Tàu 14. Hồ Thác Chuối - Quảng Bình 15. Hồ Vĩnh Trinh - Quảng Nam 16. Hồ Vực Mấu - Nghệ An 17. Hồ Yên Lập - Quảng Ninh 18. Hồ Tà Rục - Khánh Hòa 19. Hồ Thạch Bàn - Quảng Nam 20. Hồ Suối Hành - Khánh Hòa 21. Hồ Tà Pao - Bình Thuận 22. Hồ Tả Trạch - Thừa Thiên Huế 23. Hồ Sông Rác - Hà Tĩnh 24. Hồ Văn Phong - Bình Định 25. Hồ Đăk Uy - Kon Tum

Trung tâm sẽ chuyển giao, đào tạo tập huấn phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngành thủy lợi cho các tỉnh, cán bộ tỉnh sẽ tự khảo sát, thu thập số liệu và xử lý số liệu để đưa vào hệ thống.