- Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cam Tây Giang tại Quảng Nam
- Nghiên cứu thống nhất tán xạ hạt nhân và phương trình trạng thái chất hạt nhân trên cơ sở trường trung bình hạt nhân vi mô
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh giống Lạc đen CNC1 tại tỉnh Phú Thọ
- Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy
- Nghiên cứu chế tạo bộ kit chuẩn đoán định type virus gây bệnh lở mồm long móng đại diện đang lưu hành ở Việt Nam Mã số 01C-06/01-2013-2
- Đấu thầu trong mua sắm công và đầu tư công: Nghiên cứu trường hợp ngành Tài chính
- Nghiên cứu giải pháp chủ yếu đổi mới phát triển hợp tác ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2025
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình mã hóa video liên lớp phân tán thế hệ mới dùng cho ứng dụng truyền thông đa phương tiện
- Xây dựng hệ thống công cụ phần mềm thiết bị giám sát và điều khiển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ công suất 1 đến 50MW
- Nghiên cứu các loại hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu ở trung du và miền núi phía bắc
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Bộ Khoa học và Công nghệ
ThS. Nguyễn Khắc Thịnh
Nuôi dưỡng động vật nuôi
Đà điểu; Quy trình; Công nghệ; Chăn nuôi; Trung du; Vùng núi
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Kết quả của dự án được áp dụng tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì; Trang trại đà điểu giống – Công ty TNHH Hoàng Giang – Ngân Sơn, Bắc Cạn; Trang trại đà điểu sinh sản – Doanh nghiệp TM Bình Minh- Kim Môn, Hải Dương; Trang trại chăn nuôi đà điểu Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 – Đồng Tân, Hữu Lũng, Lạng Sơn; Mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản nuôi thịt được nhân rộng tại các cơ sở; trại giam công an tỉnh Bắc Giang; Công an tỉnh Lạng Sơn; Căn cứ Hậu cần – Bộ tổng tham mưu – Yên Bình, Thạch Thất, Hà Nội; Các trang trại nuôi đà điểu tại Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội.
Trong thời gian triển khai dự án 3 năm, đã hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu sinh sản, nuôi thịt, quy trình thú y phòng bệnh cho đà điểu và quy trình ấp nở phù hợp với trung du và miền núi phía Bắc. Áp dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu phù hợp đã xây dựng được 2 mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản và 3 mô hìnhnuôi đà điểu thịt. Với quy mô 30 mái sinh sản/ mô hình đến năm đẻ thứ 3 đã cung cấp cho thị trường vùng trung du và miền núiphía Bắc hàng nghìn đà điểu giống có chất lượng với giá bán con giống mới nở từ 1,35-1,45 triệu đồng/ con mang lại hiệu quả kinh tế/ mô hình từ 87,1-165,8 triệu đồng/ năm. Mô hình nuôi đà điểu thịt đến 12 tháng tuổi, quy mô từ 50-70 con, lãi/con từ 1,66-1,94 triệu đồng, mang lại hiệu quả kinh tế cho mô hình/ năm từ 72,9-122,2 triệu đồng. Từ việc ứng dụng quy trình công nghệ phù hợp, xây dựng được các mô hình mẫu đem lại hiệu quả kinh tế là cơ sở để chuyển giao, nhân rộng ra sản xuất trong vùng góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc ở trung du và miền núi phía Bắc. Sản phẩm đà điểu giống 01 ngày tuổi cung cấp trực tiếp cho người chăn nuôi với giá thành hạ.
Thông qua chương trình tập huấn, hội thảo đã chuyển giao quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu phù hợp với đặc thù của vùng cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, đặc biệt những người trực tiếp thực hiện Dự án nắm bắt, làm chủ được quy trình công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Ứng dụng quy trình công nghệ phù hợp, xây dựng được các mô hình mẫu đem lại hiệu quả kinh tế là cơ sở để chuyển giao, nhân rộng ra sản xuất, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc ở trung du và miền núi. Năm 2014, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – đơn vị chủ trì dự án đã phối hợp với đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đài truyền hình kỹ thuật số (VTC 16) phổ biến kiến thức công nghệ nuôi, chế biến các sản phẩm từ đà điểu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tổ chức thăm quan nmô hình nuôi đà điểu để hướng dẫn trực tiếp cho người chăn nuôi, phát hành sách kỹ thuật phổ biến kiến thức đi kèm chuyển giao con giống tại các cơ quan sở nuôi giống đà điểu vùng trung du và miền núi phía Bắc.