liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hoàn thiện thiết kế công nghệ và chế tạo các thiết bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu

Công ty Cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An

UBND Tỉnh Long An

KS. La Thanh Hải

Tự động hóa (CAD/CAM, v.v..) và các hệ thống điều khiển, giám sát, công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC), …

09/10/2015

Kết quả của nhiệm vụ là dây chuyền chế biến gạo được tự động hóa bằng điều khiển số bao gồm: - Các thiết bị chính: máy bóc vỏ, máy tách trấu, máy tách sạn, máy xát trắng, máy đánh bóng, máy tách thóc tinh; - Các thiết bị phụ trợ: bồ đài, băng tải, thiết bị sấy, silo, cân điện tử và các thiết bị công tác khác. 05 dây chuyền chế biến gạo được tự động hóa bằng điều khiển số đã được chế tạo, lắp đặt và đưa vào sản xuất dạng chìa khóa trao tay cho 05 công ty xay xát gạo. Các công ty nhận chuyển giao được hướng dẫn vận hành và bảo trì các thiết bị trong dây chuyền.
11681
- Hiệu quả kinh tế: Dây chuyền thiết bị chế biến gạo được tự động hóa bằng điều khiển số giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm gạo, đồng thời tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời giảm được từ 30 - 35% kinh phí so với việc nhập thiết bị máy móc từ nước ngoài. - Tác động kinh tế - xã hội: Kết quả của Dự án mang lại là dây chuyền thiết bị được nâng cao năng suất so với dây chuyền truyền thống. Ổn định chất lượng sản phẩm ở ngõ ra của dây chuyền, tăng tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm các chi phí sản xuất, tự động hóa trong vận hành và điều khiển dây chuyền, tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho người công nhân. Về mặt xã hội Dự án giúp giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng thu nhập cho người nông dân, làm giàu cho xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ cho nông nghiệp để nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. - Tác động môi trường: Dây chuyền thiết bị được hoàn thiện nguyên lý làm việc và kết cấu của từng loại thiết bị nằm trong dây chuyền, được ứng dụng cơ điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin để cải thiện độ tin cậy của thiết bịm giảm số lượng lao động và cường độ lao động của công nhân. Ngoài ra, một số thiết bị còn được cải tiến bộ phận tách và lọc bụi, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe con người. - Ý nghĩa khoa học công nghệ: Dự án đưa ra những giải pháp cải tiến, hiện đại hóa toàn bộ quy trình chế biến gạo. Đó là những công nghệ mới, những cải tiến mang tính đột phá mà chưa có một công ty chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến gạo nào thực hiện. Dự án giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt công nghệ cho sản phẩm của cơ quan chủ trì đối với các sản phẩm cùng loại do các công ty trong và ngoài nước sản xuất. Kết quả của Dự án là nền tảng cho việc đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hóa các dây chuyền thiết bị chế biến gạo trong nước; nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng phát triển sản phẩm, trình độ khoa học và công nghệ của những người làm công tác nghiên cứu.

Hoàn thiện; Thiết kế; Công nghệ; Chế tạo; Thiết bị; Tự động hóa; Dây chuyền; Chế biến; Gạo; Xuất khẩu

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

- Công ty CP Cơ khí - Xây dựng Long An Địa chỉ: Km1934, Quốc lộ 1A, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. - Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Phương Thanh Địa chỉ: Quốc lộ 80, ấp Thạnh Phú, Tân Bình, Châu Thành, Đồng Tháp - Công ty TNHH một thành viên sản xuất - xuất nhập khẩu Núi Xanh Long An Địa chỉ: 226 ấp 3, Tân Đông, Thạnh Hóa, Long An. - Doanh nghiệp tư nhân Công Bình Địa chỉ: Ấp Bình Hòa, Bình Tịnh, Tân Trụ, Long An. - Công ty TNHH Lương thực - thực phẩm Long An Địa chỉ: 237 Nguyễn An Ninh, khu phố 1, phường 3, TP. Tân An, Long An

Việc đưa vào sản xuất dây chuyền chế biến gạo được tự động hóa bằng điều khiển số cải thiện một loạt chỉ số năng suất và chất lượng sản phẩm gạo ở đầu ra: tỷ lệ thu hồi gạo nguyên tăng 5%, tiêu thụ điện năng giảm 5kwwh/tấn thóc, tỷ lệ thóc lẫn giảm đáng kể, độ trắng và độ trong suốt của gạo được cải thiện. Ước tính giá trị gia tăng cho mỗi tấn thóc được xay xát vào khoảng 500.000 đồng. Nếu nhân rộng áp dụng để giải quyết cho 45tr tấn thóc hàng năm, con số giá trị gia tăng có thế lên đến 22.500 tỷ đồng/năm.

Sản phẩm chính của dự án là dây chuyền chế biến gạo được tự động hóa bằng điều khiển số đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Có thể được chuyển giao rộng rãi thông qua phòng kinh doanh của đơn vị tổ chức chủ trì và mạng lưới các đại lý.