- Hoàn thiện chương trình đào tạo chuyên gia cho NHNN giai đoạn 2016 – 2020
- Khảo sát đánh giá tiềm năng ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các đơn vị thuộc ngành dầu khí tại Việt Nam và ở nước ngoài
- Bảo tồn lưu nguồn gen Vi sinh vật thú y
- Nghiên cứu mô hình ra quyết định tối ưu cho doanh nghiệp và tổ chức dựa trên tích hợp lý thuyết mô phỏng và phương pháp quản trị tinh gọn Made in Vietnam
- Tổng hợp nghiên cứu tính chất xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất kim loại chuyển tiếp với một số phối tử điankylaminothiocacbonyl-benzamidin đa càng
- Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác tiên tiến đa năng mới trên cơ sở vật liệu mao quản nano sử dụng cho quá trình chế tạo nhiên liệu sinh học hóa dược và bảo vệ môi trường
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ thống giám sát quản lý người và phương tiện máy móc dùng trong khai thác hầm lò
- Tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay
- Các vấn đề pháp lý cơ bản về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc Bóng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/2011/NĐT
2014-24-501/KQNC
Hợp tác nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme tannase từ các chủng nấm mốc Aspergillus theo phương pháp lên men rắn và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
Viện Công nghiệp thực phẩm
Bộ Công Thương
Quốc gia
TS. Đặng Hồng Ánh
ThS. Nguyễn Thu Vân, ThS. Phạm Thị Thu, ThS. Giang Thế Việt, ThS. Phạm Hoài Thu, PGS.TS. Vũ Nguyên Thành, ThS. Nguyễn Hà Phương, ThS. Đinh Thị Hoài Thu, Nguyễn Xuân Bách, Phạm Ngọc Thái
Các công nghệ sản phẩm sinh học, vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học.
01/2011
12/2013
03/07/2014
2014-24-501/KQNC
11/09/2014
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đã ứng dụng chế phẩm enzyme tannase của Đề tài có hoạt lực 31,5 UI/ ml trong sản xuất một số sản phẩm sau:
- Ứng dụng trong làm trong và hạn chế biến màu nước quả táo mèo, đã sản xuất thử nghiệm 4000 lít nước quả có độ trong và màu sắc ổn định theo thời gian tại Công ty TNHH Bắc Sơn. - Ứng dụng trong sản xuất bột trà xanh hòa tan để nâng cao độ hòa tan và ổn định màu sắc
tại Công ty CP Thực phẩm Thủ Đô.
- Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm đồ uống của quả táo mèo thuộc đề án ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. Trong năm 2017 trong khuôn khổ dự án này đã ứng dụng enzyme tannase là kết quả của đề tài trong sản xuất nước quả táo mèo với số lượng 12.000 lít sản phẩm tại Công ty TNHH Bắc Sơn.
Chế phẩm enzyme tannase tạo ra từ Đề tài có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đặc biệt với các sản phẩm có chứa nhiều tannin như trà xanh, táo mèo... Trong các sản phẩm này thường tiềm ẩn nguy cơ bị biến màu nâu hóa và kết tủa theo thời gian do các chất tannin bị oxy hóa nên việc ứng dụng enzyme tannase sẽ giúp hạn chế sự biến màu và ổn định độ trong cho sản phẩm, điều này sẽ mang lại tính cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm chế biến về chất lượng cảm quan, từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế.
Nhóm thực hiện đề tài đang tiếp tục tìm kiếm đối tác để ứng dụng kết quả trong sản xuất. Hiện đơn vị đã xây dựng đề xuất thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm một sản phẩm đồ uống từ quả táo mèo trong chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 của Bộ Công Thương và đã được phê duyệt thực hiện từ năm 2016, trong đó có việc ứng dụng chế phẩm enzyme tannase trong xử lý dịch quả táo mèo là một giải pháp công nghệ mới của dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nước táo mèo dạng trong.
Hợp tác; Nghiên cứu; Chế phẩm; Enzyme tannase; Chủng nấm mốc; Aspergillus; Phương pháp; Lên men rắn; Ứng dụng; Công nghiệp thực phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
01 yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích.
Đào tạo được 01 thạc sỹ