
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng suất
- Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Đào tạo kiến thức năng suất chất lượng qua mạng Internet (Web-based training) năm 2016
- Sản xuất thử giống lúa chất lượng DT66 tại các tỉnh phía bắc Duyên Hải Nam trung bộ và tây Nguyên
- Nghiên cứu cơ chế chống ung thư ở mức độ phân tử của một số hoạt chất mới phân lập từ nguồn thực vật Việt Nam bằng kĩ thuật Microarray kết nối cơ sở dữ liệu Cmap
- Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzyme nattokinase tái tổ hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm
- Tập huấn tư vấn áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn LEAN tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện điện tử
- Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc
- Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Thực trạng và triển vọng



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
103.01-2017.01
2020-54-845/KQNC
Khảo sát chuyển pha trong hệ đơn giản 2 chiều với thế tương tác square bằng phương pháp động lực học phân tử
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
GS.TS. Võ Văn Hoàng
ThS. Dương Thị Như Tranh, ThS. Lê Nguyễn Tuệ Minh, KTV. Lê Như Ngọc, KTV. Nguyễn Thị Kim Phụng, KTV. Đặng Minh Tân, KTV. Nguyễn Hoàng Giang
Vật lý nguyên tử, vật lý phân tử và vật lý hóa học
01/12/2017
01/05/2020
31/12/2019
2020-54-845/KQNC
24/08/2020
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ đề tài đạt được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (03 bài báo ISI uy tín, 01 bài báo quốc tế uy tín) và các kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước/ báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành. Một số nội dung kết quả sản phẩm khoa học được thông tin chi tiết bên dưới:
- Khảo sát chuyển pha từ cấu trúc dạng lưới ô vuông sang dạng lưới tam giác của chất rắn 2 chiều đơn giản đơn nguyên tử với thế tương tác square cho thấy chuyển pha này là chuyển pha dạng martenstic: chuyển pha không do sự khuếch tán của nguyên tử mà do sự tái sắp xếp các nguyên tử thông qua dịch chuyển nhỏ mang tính địa phương (local motion). Như vậy, có thể dùng hệ đơn giản đơn nguyên tử này để nghiên cứu sâu hơn chuyển pha martensitic (đã đăng: Vo Van Hoang, Nguyen Hoang Giang, Compression-induced square-triangle solid-solid phase transition in 2D simple monatomic system, Physica E: Low-dimensional Systems and Nanostructures 113 (2019) 35^12 (tạp chí Q2, IF=3.17)..
- Chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của thế tương tác lên quá trình hình thành trạng thái vô định hình và tinh thể của penta-silicene (có cấu trúc dạng lưới ngũ giác) và tetra-silicene (có cấu trúc dạng lưới ô vuông) khi làm lạnh từ trạng thái lỏng. Nguyên nhân: thế tương tác COMB có biểu thức phức tạp hơn (có sự cạnh tranh của nhiều cực tiểu năng lượng trong sự sắp xếp các nguyên tử lân cận nhau) dẫn đến hình thành penta-silicene thay vì hình thành tetra-silicene như thế Stillinger-Weber (là thế có biểu thức đơn giản hơn). Nghiên cứu này mang tính định hướng cho chế tạo tetra hay penta silicene trên thực tế (đã đăng: Vo Van Hoang, Nguyen Hoang Giang, To Quy Dong, Amorphous and ‘crystalline ’ penta-silicene, Philosophical Magazine đã đăng online 17/04/2020. (tạp chí ISI uy tín theo danh sách ISI uy tín năm 2016 của quỹ, gửi đăng 21/06/2019 là tạp chí Q2, IF= 1.85; trước 2015 là tạp chí Q1).
- Chúng tôi khảo sát chuyển pha hexa-tetra silicene bằng cách nén hexa-silicene cũng như chuyển pha ngược lại tetra-hexa silicene bằng cách nung nóng tetra-silicene có những quy luật sau: (a) Tetra- silicene có thể hình thành bằng cách nén hexa-silicene ở trạng thái rắn và lỏng, tuy nhiên, tera-silicene có chất lượng cao nhất khi hình thành ở nhiệt độ đủ cao (1000 K) nhưng dưới nhiệt độ nóng chảy đủ xa; (b) Chuyển pha hexa-tetra silicene (hay chuyển pha ngược lại tetra-hexa) có biểu hiện là chuyển pha loại I (đã đăng: Vo Van Hoang, Nguyen Hoang Giang, Vladimir Bubanja, Hexa <-> tetra silicene crystal-crystal phase transition, Philosophical Magazine 100, 551 (2020) (tạp chí ISI uy tín theo danh sách ISI uy tín năm 2016 của quỹ, gửi đăng 26/05/2019 là tạp chí Q2, IF= 1.85; trước 2015 là tạp chí Ql).
- Nghiên cứu bằng phương pháp MD hay DFT cho thấy sự tồn tại của dạng vật liệu 2 chiều mới: vật liệu 2 chiều FeC phang có cấu trúc dạng lưới ô vuông. Đây là vật liệu có tính sắt từ - có thể có nhiều ứng dụng trong công nghệ thiết bị vi mô (đã đăng: Vo Van Hoang, Tran Thi Thanh Thuy, Nguyen Hoang Giang, To Quy Dong, Two- dimensional FeC compound with square and triangle lattice structure - Molecular dynamics and DFT Study, Computational Materials Science 181, 109730 (2020) (tạp chí ISI uy tín theo danh mục 2019 của quỹ, gửi đăng 09/10/2019 là tạp chí Ql, IF= 2.64).
Ý nghĩa khoa học từ kết quả của đề tài: nghiên cứu sự tồn tại/ các tính chất mới/ khảo sát quá trình chuyển pha của chất rắn 2 chiều đơn giản đơn nguyên tử/ vật liệu 2 chiêu penta-silicene, tetra-silicene, ... đã công bố trên các tạp chí quốc tế/trong nước uy tín nhằm cung cấp/ bổ sung dữ liệu cho các nghiên cứu sâu hơn/ mở rộng hơn về vật liệu 2 chiều (loại vật liệu đang được nghiên cứu mạnh ở hiện tại và tương lai để ứng dụng vào các linh kiện thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống). Đây là đề tài lý thuyết nên không có ứng dụng trên thực tế cũng như không có tác động kinh tế, xã hội ... Tuy nhiên, kết quả của đề tài có tác dụng định hướng cho việc sản xuất và ứng dụng vật liệu 02 chiều trong thực tế.
Khảo sát; Chuyển pha; Hệ đơn giản; Tương tác square; Phương pháp; Động lực học; Phân tử
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Kết quả của đề tài có tác dụng định hướng trong sản xuất và ứng dụng của vật liệu 2 chiều
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 4
Không
01 Tiến sĩ, 03 thạc sĩ