Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

01/2017

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hoá chất và tồn lưu kháng sinh Flofenicol Doxycycline và Amoxicillin trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp) nuôi bè

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông - Lâm sản và Thuỷ sản

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

KS. Nguyễn Tâm Em

ThS. Trần Văn Nhì; KS. Phan Thu Ba; KS. Châu Thanh Nguyên

Khoa học nông nghiệp

06/2016

03/2017

30/03/2017

01/2017

07/04/2017

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang

* Kết quả nghiên cứu đề tài: Nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng, phổ biến nhất là hỗn hợp sulfonamide và trimethoprim, amoxicillin, doxycycline và florfenicol dùng để phòng trị bệnh cho cá. Những loại thuốc kháng sinh mà các hộ nuôi cá rô phi đỏ sử dụng không nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Người dân không được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như các biện pháp phòng trị bệnh cho cá. Việc điều trị bệnh cá dựa trên kinh nghiệm, người nuôi không biết đến kháng sinh đồ. Khi cho cá rô phi đỏ ăn hỗn hợp kháng sinh florfenicol và doxycycline với liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất và phương pháp cho ăn theo quy mô nông hộ thì thời gian đào thải trên cơ thịt cá là 7 ngày đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định của Cộng đồng Châu Âu và các nước nhập khẩu khác. Kết quả cho thấy hàm lượng FF trong máu cá sau 2 giờ cho cá ăn đạt cao nhất với mức 7135±2670 ng/mL ở ngày đầu tiên. Hàm lượng FF sau đó giảm sau 24 giờ ngưng cho ăn ở ngày đầu tiên, 191±129 ng/mL. Hàm lượng DOX trong máu cá cao ở thời điểm 2 giờ và 12 giờ sau khi cho cá ăn, 490±396 ng/mL và 416±107 ng/mL ở ngày đầu tiên sau khi cho ăn cá ăn DOX Sự đào thải của amoxicillin trên cơ thịt cá xảy ra rất nhanh. Sau khi cho ăn kháng sinh liên tục trong 5 ngày, hàm lượng amoxicillin trên cơ thịt cá 24 giờ sau đó thấp hơn giới hạn định lượng của phương pháp phân tích (5 µg/kg), thấp hơn so với giá trị tồn lưu tối đa cho phép (MRL) trên sản phẩm thủy sản theo quy định của Châu Âu (50 µg/kg). Hàm lượng amoxicillin trong máu cá đạt cực đại sau khoảng thời gian từ 1 giờ (2752±2195 ng/mL) đến 6 giờ (2015±1038 ng/mL). * Ứng dụng kết quả nghiên cứu: Các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu tuyên truyền phổ biến cho các hộ nuôi cá bè đặc biệt cá Rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh đúng cách, cá thu hoạch đảm bảo không tồn lưu kháng sinh đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu về thời gian tồn lưu của kháng sinh trên cơ thịt cá và máu cá làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng kháng sinh đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, kết quả phân tích nồng độ kháng sinh trong máu cá là cơ sở quan trọng trong điều trị bệnh cá rô phi. Kết quả nghiên cứu giúp Chi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: làm cơ sở thực hiên Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 về việc ban hành quy chế thực hiện chương trình Kiểm soát dư.
Giúp các hộ nuôi cá Rô phi đỏ quản lý và sử dụng kháng sinh đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao, mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá bè hiện đang gặp nhiều khó khăn; Giúp các hộ nuôi cá Rô phi đỏ quản lý và sử dụng kháng sinh đúng cách, giảm chi phí trong điều trị bệnh cá rô phi đỏ nuôi bè, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao, mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá bè hiện đang gặp nhiều khó khăn

cá rô phi đỏ; nuôi trồng thuỷ sản; tồn dư kháng sinh.

Ứng dụng