- Ảnh hưởng của dị hướng hình dạng của các hạt nano từ MFe2O4 (M=Fe Co và Mn) lên công suất tổn hao riêng (Specific Loss Power - SLP) nhằm nâng cao hiệu quả của nhiệt từ trị
- Thiết lập mô hình đơn giản hóa để dự đoán đáp ứng tổng thể của công trình được cách chấn đáy với gối tựa con lắc ma sát chịu kích động nền ba chiều
- Nghiên cứu kỹ thuật ít xâm lấn trong điều trị một số bệnh cột sống
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán một số vi nấm gây bệnh nội tạng ở người
- Điều tra đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên kênh rạch cho vùng đô thị phía Nam tỉnh BÌnh Dương
- Nghiên cứu cơ chế tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững lên các sinh vật thông qua thụ thể tế bào Constitutive Androstane Receptor bằng phương pháp biosensor dựa trên nguyên lý cộng hưởng plasmon bề mặt
- Nghiên cứu - đánh giá hiệu quả của phương pháp rửa dạ dày khép kín loại bỏ chất độc tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình năm 2013-2014
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc
- Cơ chế tác dụng của các chất kháng khuẩn thực vật lên vi khuẩn Streptococus mutans trên biofilm
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai chiến lược bưu chính Abidjan tại Việt Nam đến năm 2024
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
48
Lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo
Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo
Tỉnh/ Thành phố
TS. Võ Sĩ Tuấn
PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn; TS. Hoàng Xuân Bền; KS. Phan Kim Hoàng; KS. Nguyễn Đức Thắng; KS. Lê Hồng Sơn; KS. Nguyễn Văn Vững; KS. Nguyễn Phùng Hùng; Nguyễn Duy Thành; Nguyễn Sĩ Toàn; Nguyễn Văn Trà
Khoa học công nghệ thuỷ sản khác
05/2018
08/2020
22/04/2021
48
14/12/2021
Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
phục hồi; san hô cứng; Khu Ramsar; Vườn quốc gia Côn Đảo
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Đối với san hô phục hồi trên nền đáy tự nhiên ở Đát Dốc và Tây Nam Hòn Tài (trên 4.400 tập đoàn), tỉ lệ sống trung bình của 5 loài san hô phục hồi gồm Acropora grandis, Acropora hyacinthus, Acropora robusta, Acropora millepora và Acropora formosa tương ứng là là 82,1% và 82,9%. Trong khi đó, phục hồi trên nền đáy nhân tạo là các bồn bê tông (trên 1.600 tập đoàn) cho tỷ lệ sống cao hơn (85,6% đối với 3 loài Acropora grandis, Acropora robusta và Acropora formosa). Thử nghiệm phục hồi một số san hô cứng có hình dáng và mằu sắc đẹp cũng cho tỷ lệ sống 100%. Tốc độ tăng trưởng trung bình/tháng của ba loài Acropora formosa, Acropora robusta và Acropora grandis tại Đát Dốc lần lượt là 0,82cm, 0,89cm và 0,5cm. Đối với khu vực Hòn Tài, tốc độ tăng trưởng trung bình/tháng của ba loài này lần lượt là 0,81cm, 0,62cmvà 0,47cm. Trên giá thể nhân tạo, tốc độ tăng trưởng trung bình của loài Acropora formosa cao hơn so với loài A.grandis với giá trị tương ứng là 0,88 cm/tháng và 0,74 cm/tháng, Các giá trị này chứng tỏ rằng san hô cành phục hồi ở Côn Đảo đã phát triển tốt.
Hoạt động phục hồi san hô cứng trong khôn khổ dự án đã góp phần cải thiện 3 vùng rạn thông qua làm gia tăng độ phủ của san hô, gia tăng giá bám bền vững cho san hô tái phục hồi và tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của quần xã sinh vật rạn. Dự án đã đạt các tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả san hô phục hồi bao gồm: tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của các tập đoàn san hô và các đặc điểm về sinh cảnh của vùng phục hồi như sự thay đổi độ phủ của các hợp phần đáy, sự xuất hiện của các loài có giá trị kinh tế, sinh thái, sự gia tăng mật độ cũng như kích thước của quần xã sinh vật rạn.