* UBND huyện Cam Lâm: Đã tiến hành tổ chức 03 lớp tập huấn về kỹ thuật giới thiệu giống mới phù hợp và triển khai kỹ thuật trồng, chăn nuôi và chăm sóc,….Đã thực hiện xây dựng triển khai mô hình nhân rộng giống lạc năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, với diện tích hơn 3,5 ha.
Đã thực hiện xây dựng mô hình và được nhân dân nhân rộng giống lúa thơm
chất lượng diện tích trên 30 ha, năng suất trên 70 tạ/ha với; Giống lúa phục vụ
chế biến với diện tích trên 10 ha, năng suất trên 80 tạ/ha; Giống ngô lai lấy hạt
với diện tích trên 3 ha, năng suất 55-60 tạ/ha.
* UBND thành phố Cam Ranh
- Trạm Khuyến nông thành phố đã thực hiện lồng ghép tuyên truyền kết quả đề
tài trong các lớp tập huấn, hội thảo theo kế hoạch khuyến nông năm 2022, cụ thể:
- Trạm Khuyến nông đã tổ chức 07 đợt tuyên truyền, thu hút 280 lượt người tham dự tại các xã: Cam Thịnh Tây, Cam Phước ông, Cam Thịnh ông và Cam Thành Nam.
- Nội dung tuyên truyền: các mô hình ứng dụng giống lúa chất lượng cao, năng
suất cao (giống RVT, VS1 và BDDR27), giống bò F1 là con lai giữa bò Drought Master và Bò cái nền địa phương Brahman, giống lạc DH.01, DH.09… cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao.
* Trung tâm Khuyến nông
- Kế thừa những kết quả đạt được của đề tài, triển khai các nhiệm vụ nhằm phát triển cơ cấu ngành nông nghiệp, tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân triển khai các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp cho từng địa phương trong tỉnh.
- Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị và định hướng phát triển từ kết quả của đề tài, tiếp tục triển khai, nhân rộng và phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi
đạt năng suất cao, chất lượng tốt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn
tới.
- Chuyển giao cặp lai F1 Drought Master vào sản xuất là thực hiện chuyển
đổi giống vật nuôi theo hướng sử dụng giống mới, năng suất, chất lượng cao,
nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi; góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển,
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; góp
phần làm tăng sản lượng thịt bò hàng hóa, tăng giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi của tỉnh.
- Tuyển chọn được giống và hoàn thiện quy trình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao bằng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương phù hợp với điều kiện chăn
nuôi nông hộ tỉnh Khánh Hòa.
- Đã xác định được cặp lai F1 Drought Master x Bò cái nền địa phương
Zebu/ Brahman vào cơ cấu giống bò thịt tỉnh Khánh Hòa: (i) Tỉ lệ thụ thai F1
Drought Master cao, đạt 88,5%; (ii) Thời điểm 18 tháng tuổi, bò lai F1 nuôi tại
mô hình có khối lượng 358,2 kg (đạt so với mục tiêu của đề tài ≥ 300 kg), vượt
hơn so với bò nuôi trong nông hộ (284,2 kg) là 26%; (iii) Tăng trọng giai đoạn
sơ sinh đến 6 tháng tuổi trong mô hình là 510 gam/con/ngày cao hơn nuôi bê
nuôi trong nông hộ là 15,8%, giai đoạn 7-15 tháng tuổi, bò F1 nuôi trong mô
hình là 465,7 gam/con/ngày và giai đoạn 15-18 tháng trong mô hình tăng trọng
985,9 gam/con/ngày cao hơn bò nuôi vỗ béo ở nông hộ là 62,9%; Nhiễm nhẹ
các bệnh thông thường và chưa thấy xuất hiện bệnh viêm da nổi cục tại thí
nghiệm và mô hình.