- Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Cordyceps takaomontana Yakush & Kumaz làm dược liệu
- Nghiên cứu quy trình phân lập axit arachidonic và prostaglandin từ nguyên liệu rong câu để thu nhận các chất có hoạt tính sinh học cao nhằm ứng dụng trong y dược
- Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông tại các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Thực trạng nghiên cứu và phát triển (R&D) và năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thuộc một số ngành lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Framingham nhằm dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành ở cán bộ thuộc diện Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh quản lý
- Nghiên cứu công nghệ chiết tách osthole từ quả Xà sàng (Cnidium monneri) làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm tăng cường sinh lí
- Nghiên cứu công nghệ lên men sản xuất polysaccharopeptide PSK và PSP từ nấm Vân chi (Trametes versicolor) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng
- Nghiên cứu tối ưu mạng vô tuyến hợp tác MIMO
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quy hoạch và chỉnh trị nhằm ổn định các cửa sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước việc triển khai thực hiện dự án đầu tư bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng tại các địa phương và công tác thanh tra dự án đầu tư bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TNB/14-19
2021-54-1273/KQNC
Nâng cao năng suất chất lượng đa dạng hóa sản phẩm và khai thác phụ phẩm của cây dứa Cayenne (Ananas Comosus) tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
TS. Trần Tấn Việt
TS. Hoàng Anh Hoàng, PGS.TS. Mai Thanh Phong, PGS.TS. Lê Thị Kim Phụng, TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, TS. Lại Quốc Đạt, ThS. Tiên Minh Hải, PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy, TS. Nguyễn Văn Phong, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga, ThS. Trần Thị Tưởng An
Bảo quản và chế biến nông sản
01/10/2018
01/09/2020
10/03/2021
2021-54-1273/KQNC
14/07/2021
Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ trồng và chế biến dứa của vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là giống dứa MD2. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành trồng và chế biến dứa của vùng. Đề tài giúp chuẩn hóa công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, được sản xuất từ dứa; góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm này. Từ đó, giúp duy trì, bảo tồn và phát triển các giá trị ẩm thực truyền thống, góp phần khắc phục vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm này, bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng. Đề tài đã khảo sát, thử nghiệm và hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm gồm kẹo dứa, mứt dứa, nước uống có cồn từ nguyên liệu là phụ phẩm của cây dứa MD2. Do các đặc điểm khác biệt của giống dứa MD2 như hàm lượng đường, hàm lượng nước, độ acid so với giống dứa Queen truyền thống nên các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm dứa Queen truyền thống vẫn cơ bản có thể sử dụng được để áp dụng cho dứa MD2 nhưng cần phải hiệu chỉnh các thông số công nghệ. Đối với sản phẩm kẹo dứa và mứt dứa MD2, mặc dù tỉ lệ thịt quả của dứa MD2 lớn hơn dứa Queen nhưng do hàm lượng nước trong thịt dứa MD2 nhiều hơn gần 30% so với dứa Queen nên lượng sản phẩm thu được sau chế biến là tương đương nhau. Ngoài ra, do giá dứa MD2 hiện tại cao hơn gấp nhiều lần so với giống dứa Queen truyền thống nên làm cho quá trình chế biến các sản phẩm từ dứa MD2 tăng chi phí gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, do hàm lượng nước nhiều nên việc sản xuất kẹo mứt dứa sẽ không hiệu quả kinh tế so với giống dứa Queen. Đối với sản phẩm nước uống lên men, đây là dòng sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của giới trẻ ngày nay. Với hàm lượng dịch trong nguyên liệu dứa MD2 cao hơn so với dứa Queen sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất nước dứa lên men từ nguồn nguyên liệu này. Từ 1 kg nguyên liệu dứa MD2 ta thu được 1,05 kg sản phẩm nước dứa lên men có độ cồn 4,5 % v/v. Các sản phẩm sản xuất từ các quy trình thiết kế của đề tài đều có các chỉ tiêu đạt các tiêu chuẩn nhà nước như QCVN 6:3/2010/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho sản phẩm nước uống có cồn với nồng độ cồn đạt từ 4 - 6% (v/v); TCVN 10393:2014 cho sản phẩm mứt trái cây và TCVN 5908:2009 cho sản phẩm kẹo trái cây. Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất thức ăn gia súc từ bã dứa bằng phương pháp ủ chua. Phương pháp ủ chua được lựa chọn do phù hợp với tính chất của nguyên liệu dứa MD2 là lượng ẩm cao, nhanh bị hỏng khi tiếp xúc với không khí. Việc kết hợp ủ chua bã dứa với chế phẩm vi sinh Bio-Men giúp người nông dân dễ dàng thực hiện với chi phí thấp, thiết bị đơn giản, thời gian ủ nhanh và thuận lợi khi sử dụng. Quy trình ủ chua bã dứa MD2 được thiết kế linh hoạt, tùy theo nhu cầu sử dụng thức ăn mà lựa chọn thời gian ủ thích hợp với chỉ tiêu dinh dưỡng của vật nuôi. Bã dứa được lên men vi sinh vật, ủ trong 2-4 ngày có chất lượng tốt, mùi thơm dễ chịu, pH <4.5 và có thể bảo quản 30 ngày sau ủ. Với nguồn nguyên liệu dứa dồi dào của địa phương sẽ giúp người nông dân chủ động sản xuất thức ăn gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao với giá thành thấp bằng phương pháp ủ chua kết hợp chế phẩm vi sinh Bio Men. Sản phẩm bã dứa ủ chua làm tăng chuỗi giá trị của cây dứa MD 2 tại vùng ĐBSCL, giảm chi phí thức ăn và giúp tăng thêm thu nhập cho các nhà chăn nuôi tại địa phương.
Đề tài tạo ra các sản phẩm mới, được sản xuất từ phế phụ phẩm trong quá trình trồng và chế biến dứa, góp phần cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao (thức uống, bánh kẹo, bromelain) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, do nguyên liệu chủ yếu là tận dụng phế phẩm, có giá trị thấp để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập của người dân. Các công nghệ được nghiên cứu trong đề tài được nghiên cứu với định hướng áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Do đó, phù hợp với trình độ sản xuất của vùng Tây Nam Bộ, góp phần giải quyết việc làm cho vùng. Về mặt môi trường, đề tài sẽ cung cấp các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi trường hiện nay của vùng. Thân, lá, rễ, đài dứa hiện nay thì một lượng nhỏ được dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc, phần lớn được đốt tại đồng ruộng. Việc đốt này cung cấp dinh dưỡng (khoáng, mùn) cho đất, tuy nhiên, nếu kéo dài, có nguy cơ đất bị khoáng hóa, giảm độ phì dưỡng của đất và gây nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng. Bên cạnh đó, việc đốt này gây ra ô nhiễm bụi và nhiệt. Việc có giải pháp thích hợp sử dụng các phế phẩm của dứa như đề xuất trong đề tài sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.
Dứa Cayenne lai; Phụ phẩm; Enzym bromelin; Thức ăn gia súc; Phân vi sinh; Ananas Comosus
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 3
01 giải pháp hữu ích.
2 Thạc sỹ ngành Kỹ thuật Hóa học.