![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
- Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước
- Bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản: Từ văn bản văn học nước ngoài sang các loại hình nghệ thuật khác
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- Khám phá khu hệ bò sát và lưỡng cư ở cao nguyên Kon Tum và vùng ven biển Nam Trung Bộ
- Thiết kế tổng hợp thử hoạt sinh học của một số dãy acid hydroxamic mới mang hệ dị vòng
- Nghiên cứu ứng dụng viễn thám hồng ngoại nhiệt Landsat xác định nhiệt độ bề mặt và độ ẩm đất phục vụ công tác giám sát hạn
- Di dân ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Phát triển các phương pháp gần đúng cho hệ dao động phi tuyến và điều khiển dao động
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào Ecoli
- Nghiên cứu kiểm tra đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/iconluottrycap.jpg)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2012-T/27
2016-02-1039
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác cát đến chế độ dòng chảy diễn biến lòng dẫn và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý quy hoạch khai thác cát hợp lý trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
PGS.TS. Phạm ĐÌnh
ThS. Nguyễn Ngọc Đẳng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn, TS. Hồ Việt Cường, PGS.TS. Trần Quốc Thưởng, TS. Đặng Hoàng Thanh, TS. Nguyễn Thanh Hùng, ThS. Phạm Đình Lộc, ThS. Đoàn Thị Tuyết Nga
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
12/2012
12/2015
30/06/2016
2016-02-1039
05/09/2016
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Báo cáo thực trạng khai thác cát và nhu cầu cho những năm tới trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Đề tài đã hoàn thành xây dựng Bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác cát trên hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình tỷ lệ 1/250.000 giai đoạn 2015÷2020. Các thông tin trên bản đồ quy hoạch bao gồm: i) Vị trí bãi, mỏ cát; ii) Phạm vi bãi, mỏ cát; iii) Trữ lượng cát thăm dò; iv) Chiều sâu ổn định lâu dài của đoạn sông h (m); v) Khối lượng khai thác tối đa đến năm 2020.
Đề tài đã lập bản đồ quy hoạch KTC chi tiết giai đoạn đến năm 2020 cho 6 vùng trọng điểm tỷ lệ 1/10 000: Sông Lô đoạn qua Đoan Hùng–Phú Thọ; Sông Thao, Sông Đà và sông Lô đoạn Hợp lưu; Đoạn sông Hồng từ Sơn Tây đến Thượng Cát; Đoạn sông Hồng qua Hà Nội, Đoạn Thái Bình qua Hải Dương; Đoạn sông Văn Úc. Ngoài các thông tin chung như trên bản đồ quy hoạch tổng thể cho toàn tuyến sông, còn có các thông tin bổ sung chi tiết hơn.
Đề tài đã xây dựng Cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu của đề tài khai thác cát bằng cách sử dụng phần mềm DL-2012-T27 phục vụ mục đích đề xuất giải pháp quản lý khai thác cát hợp lý trên hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình.
Đề tài đã đánh giá, xác định tiềm năng cát trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và đề xuất trữ lượng được ưu tiên đưa vào quy hoạch khai thác cát.
Đề tài đã phân tích tác động bất lợi của khai thác cát đến dòng chảy, mực nước và diễn biến lòng dẫn sông Hồng, sông Thái Bình và các trọng điểm nghiên cứu. Đánh giá mức độ tích lũy khi khai thác cát quá mức và kéo dài.
Đề xuất mô hình Quản lý việc khai thác cát trên sông Hồng - sông Thái Bình theo quy trình kỹ thuật khai thác hợp lý, trong đó ưu tiên khai thác cát trên sông Hồng hơn trên hệ thống sông Thái Bình, ưu tiên khai thác cát tại các bãi bồi hơn là lòng sông.
Khai thác cát bãi sông không làm hạ thấp nhanh mực nước trong mùa kiệt, tạo thuận lợi cho việc lấy nước tưới, và mực nước lũ cũng bị hạ thấp nhưng ở mức độ nhỏ hơn.
Quy trình kỹ thuật khai thác cát và mô hình quản lý khai thác cát trên sông Hồng –sông Thái Bình đã được đề xuất và áp dụng cho hai đoạn sông mẫu là đoạn sông Hồng qua Hà Nội và đoạn sông Thái Bình từ Phả Lại đến Lẩu Khê.
Khai thác cát;Quy hoạch; Tiềm năng; Chế độ dòng chảy; Biến hình lòng dẫn;Bản đồ quy hoạch; Sông Hồng;Sông Thái Bình
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1948: Phương pháp bảo vệ bờ sông Hồng tại hạ lưu bãi Tầm Xá – Hà Nội bằng cụm kè mỏ hàn cọc có phần hộ chân
Do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 91179/QĐ-SHTT ngày 18/12/2018.
Đào tạo 02 Thạc sĩ và cung cấp các tài liệu, số liệu, kết quả của đề tài để hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ.