Lọc theo danh mục
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08.02/11-15

2016-02-620

Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi khi vận hành hồ chứa thượng nguồn đến vùng hợp lưu sông Thao - Đà - Lô

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

TS. Nguyễn Đăng Giáp

ThS. Lã Mạnh Chung, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, TS. Nguyễn Ngọc Nam, ThS. Nguyễn Thế Anh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS. Nguyễn Đức Diện, TS. Vũ Thị Thu Lan, GS.TS. Trần Đình Hợi

Kỹ thuật thuỷ lợi

2024

08/12/2015

2016-02-620

03/06/2016

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các giải pháp để chỉnh trị khu vực hợp lưu sông Thao-Đà-Lô nhằm ổn định lòng dẫn, phòng chống sạt lở, tăng khả năng thoát lũ, đánh giá khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi ven sông. Do vậy, các kết quả nghiên cứu chưa phải là hàng hóa mang tính chất thương mại, nhưng giá trị của sản phẩm có hiệu quả lớn, góp phần nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống xả lũ của hồ chứa thượng nguồn sông Hồng và giảm thiểu các tác động bất lợi do vận hành xả lũ các hồ chứa thượng nguồn đến an toàn đê diều, ổn định lòng dẫn, sạt lở bờ sông khu vực hợp lưu các sông Thao, sông Đà, sông Lô và sông Hồng. Kết quả nghiên cứu khi được chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Bộ, Ngành, Địa phương sẽ giúp cho hoạch định các chính sách, chiến lược trong đảm bảo an toàn hệ thống đê điều và dân cư các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông Đà, sông Hồng thuộc Hà Nội. Sản phẩm về phương án qui hoạch chỉnh trị khu vực hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô-Hồng sẽ rút ngắn quá trình nghiên cứu dự án khi triển khai thực tế. - Các giải pháp chỉnh trị của đề tài có thể áp dụng để giảm thiểu những tác động bất lợi khi vận hành xả lũ các hồ chứa thượng nguồn đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô, từ đó nâng cao năng lực phòng chống lũ, phòng chống sạt lở cho hệ thống đê điều các địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội, cũng như góp phần giữ ổn định lòng dẫn khu vực hợp lưu Thao –Đà, đây là điểm nút khống chế về lũ, lòng dẫn và an toàn đê điều vùng hạ du sông Hồng, sông Thái Bình. - Góp phần nâng cao nhận thức về những tác động bất lợi của hồ chứa đến ổn định lòng dẫn, an toàn đê điều, sạt lở bờ sông … và hoàn thiện các phương pháp, công cụ tính toán thủy lực hình thái sông để mô phỏng lũ, diễn biến lòng dẫn trong các điều kiện có và không có công trình chỉnh trị sông. Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình để giảm thiểu những tác động bất lợi do vận hành xả lũ hồ chứa thượng nguồn gây ra với vùng hợp lưu Thao-Đà-Lô, từ đó có thể nhân rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho các vùng hợp lưu của các sông khác của Việt Nam.
12459
- Đề tài đã thiết lập bộ công cụ mô hình toán thủy lực 1-2 chiều kết hợp đối với vùng hợp lưu sông Thao-Đà-Lô-Hồng. Bộ công cụ mô hình thủy lực được cập nhật mới các mặt cắt đo đạc bổ sung năm 2012-2013-2014, hiệu chỉnh, kiểm định lại mô hình thủy lực 1 chiều trong sông với các năm điển hình. Bộ mô hình hình thái 2 chiều được sử dụng để tính toán, mô phỏng biến hình lòng dẫn cho bài toán hiện trạng và bài toán qui hoạch chỉnh trị theo 02 phương án được thiết kế. - Đề tài tiến hành đánh giá hiện trạng, nguyên nhân diễn biến lòng dẫn vùng hạ du các hồ chứa thượng nguồn, trên sông Đà từ Hòa Bình về Trung Hà, trên sông Thao từ Yên Bái đến trước nhập lưu Thao-Đà, trên sông Lô-Gâm từ hạ lưu thủy điện Tuyên Quang-Thác Bà đến trước nhập lưu Lô Hồng. Phân tích, đánh giá về hiện trạng và diễn biến lòng dẫn từ hợp lưu Thao-Đà đến Sơn Tây. - Đề tài đã xác định rõ nguyên nhân gây sạt lở, biến hình lòng dẫn khu vực nghiên cứu, kết hợp sử dụng phần mềm Geo-SLOPE/W để tính toán xác định hiện tượng sạt lở bờ sông trong đợt lũ ngày 6-10/9/2013 tại huyện Hưng Hóa và huyện Tam Nông, để đánh giá tác động bất lợi do vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn (tác động trực tiếp là thủy điện Hòa Bình) đến tình hình sạt lở trong vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô. - Đề tài đã phân tích, đánh giá diễn biến trên mặt bằng vùng hợp lưu trên cơ sở nguồn dữ liệu ảnh viễn thám giai đoạn 1979÷2015. Đánh giá diễn biến trên mặt mặt cắt ngang, trên cắt dọc dựa vào nguồn số liệu các đề tài, dự án do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện từ năm 1976 đến nay và một số đơn vị khác. Kết quả cho thấy rằng: Sự diễn biến trái ngược nhau của 02 khu vực hợp lưu về xu thế xói lở, hợp lưu Thao-Đà bị xói lở mạnh, hợp lưu Lô-Hồng được bồi mạnh. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 10/2015, doi cát tại hợp lưu sông Lô-sông Hồng, tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì có khả năng biến mất nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời. - Đề tài đã lựa chọn tổ hợp lũ bất lợi: Qua phân tích đặc điểm lũ các trận lũ lớn trên hệ thống sông Hồng trong 100 năm qua, tham khảo kết quả nghiên cứu từ các tác giả đi trước và thực tế phân tích, tính toán vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn chống lũ hàng năm để đi đến lựa chọn các tổ hợp lũ bất lợi cho vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn. Từ đó đề tài đã phân tính, tính toán và lựa chọn được các tổ hợp lũ bất lợi là mô hình lũ năm: 1969, 1971, 1996. Đồng thời, lựa chọn tổ hợp kiệt bất lợi: Qua kết quả thống kê, phân tích số liệu thực đo về thủy văn các trạm trên hệ thống sông Hồng từ năm 1957 đến 2013, đề tài đã lựa chọn được các năm kiệt điển hình để tính toán đó là các năm 1993, 1994 và 2004, 2005. - Đề tài đã đánh giá các tác động bất lợi do vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn thông qua các yếu tố về mực nước, vận tốc, lưu hướng dòng chảy và tốc độ tăng -giảm mực nước, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, sạt lở bờ sông, biến đổi lòng dẫn, cũng như mực nước tại các cửa lấy nước ven sông. - Đề tài đã đánh giá sự biến đổi của chế độ thủy văn, thủy lực và khả năng cấp nước mùa kiệt, giao thông thủy vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô với các kịch bản xả lũ khác nhau của hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng. - Đề tài đã đánh tác động của cắt giảm lũ hệ thống hồ chứa thượng nguồn đến an toàn hệ thống đê điều vùng hạ du khu vực hợp lưu Thao-Đà-Lô bằng mô hình vật lý. Đề tài đạt được những ý nghĩa khoa học như sau: - Xác định được các tổ hợp lũ bất lợi khi vận hành xả lũ của hệ thống hồ chứa thượng nguồn. - Đánh giá được các tác động bất lợi của hồ chứa thượng nguồn đến sự biến đổi chế độ thủy văn thủy lực vùng hợp lưu sông Thao-Đà-Lô. - Đánh giá được sự biến đổi của chế độ thủy văn thủy lực và ảnh hưởng của nó đến cấp nước mùa kiệt và giao thông thủy vùng hợp lưu Thao-Đà-Lô. - Đề xuất được phương án chỉnh trị đảm bảo các mục tiêu: phòng chống sạt lở - ổn định lòng dẫn, tăng cường khả năng thoát lũ, đảm bảo cấp nước mùa kiệt và giao thông thủy vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có góp phần giảm thiểu thiệt hại khi các tình huống thiên tai xảy ra trên khu vực hợp lưu Thao-Đà-Lô.

Vận hành; Hồ chứa; Thượng nguồn; Vùng hợp lưu; Sông Thao; Sông Đà; Sông Lô; Phú Thọ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

,Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: Số lượng công bố trong nước: 5

Số lượng công bố quốc tế:

Không

Đào tào 02 thạc sĩ, cung cấp số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài để hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh tiến sĩ