- Nghiên cứu đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số
- Nghiên cứu ứng dụng qui trình phân lập nuôi cấy tế bào gốc ngoại bì thần kinh từ bào thai động vật và người để điều trị bệnh Parkinson thực nghiệm
- Doanh nghiệp xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội ở Việt Nam
- Nghiên cứu tạo dòng ngô bố mẹ được tăng cường khả năng tổng hợp tinh bột bằng công nghệ gen
- Nghiên cứu quy trình phân lập acid gambogic từ nhựa cây Đằng hoàng Việt Nam (Garcinia hanburyi) làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị ung thư
- Giải pháp tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La Hòa Bình Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt
- Nghiên cứu xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại Hải Phòng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các bệnh truyền nhiễm của người và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ
- Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo hình vú tức thì bằng vạt da cơ lưng rộng trong điều trị ung thư tuyến vú giai đoạn I - II tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2016 - 2018
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-828
Nghiên cứu các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
ThS. Phạm Chí Trung, ThS. Nguyễn Văn Chiến, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, GS.TS. Lê Ngọc Hùng, PGS.TS. Dương Ngọc Thí
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
07/2013
04/2015
24/09/2015
2015-02-828
24/11/2015
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ các cơ sở khoa học (cơ sở lý luận về vốn xã hội, vận dụng vốn xã hội, nhu cầu về mặt chủ trương, chính sách và thực tiễn phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp đang đặt ra trước yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn mới) từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp trong việc huy động vốn xã hội cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó là việc đánh giá, làm rõ thực trạng vốn xã hội, các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn này cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn tại các địa phương được khảo sát. Từ các nội dung nghiên cứu nói trên, đề tài nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp huy động vốn xã hội trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới.
a) Hiệu quả kinh tế
Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” và các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn.
Các đối tượng sử dụng tài liệu hỏi đáp có thể: Hiểu thế nào là vốn xã hội, tầm quan trọng/vai trò của vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phục vụ xây dựng nông thôn mới, nắm được cách thức cơ bản để duy trì và gây dựng vốn xã hội ở nông thôn cũng như trong sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp. Tài liệu còn cung cấp các trường hợp điển hình dưới dạng câu chuyện thành công/chưa thành công về phát huy vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp qua khảo sát thực tế ở các địa phương thuộc 07 vùng kinh tế - xã hội cả nước.
b) Hiệu quả xã hội
- Xây dựng nông thôn mới là một nội dung mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa chiều cạnh. Vì vậy, cần có một hệ thống cơ sở lý luận để phục vụ cho quá trình xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách vào thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về tiếp cận nghiên cứu về vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam. Qua nghiên cứu khẳng định thêm tầm quan trọng của yếu tố “vốn xã hội” trong các nguồn lực “vốn” phục vụ phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng.
c) Khả năng mở rộng ứng dụng
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận và tri thức về vốn xã hội ở Việt Nam;
- Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn;
- Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý kinh tế, phát triển nông thôn… nhằm phát huy vai trò, đóng góp của vốn xã hội trong cộng đồng, qua đó thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu; Giải pháp; Huy động; Vốn xã hội; Phát triển; Ngành nghề; Phi nông nghiệp; Xây dựng; Nông thôn mới
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Ứng dụng kết quả đề tài khoa học góp phần đào tạo được 01 Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.