
- Giải pháp xử lý các vấn đề khác biệt giữa quy định về kế toán tài chính và thuế đối với doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ in lưới và chế tạo thiết bị in 06 màu tự động phục vụ ngành công nghiệp may
- Sản xuất thử giống lúa ĐTM 14-258 cho vùng Đồng Tháp Mười
- Phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông cốt composite sợi aramid
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp nano rGO/SMO nhằm ứng dụng cho cảm biến khí
- Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại một số cơ sở đào tạo đại học trong nước và vận dụng vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp
- Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý của các bộ ngành địa phương tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở nghiên cứu đào tạo



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-BĐKH/2016-2020
2020-04-264/KQNC
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quốc gia
TS. Tạ Thị Thoảng
TS. Trần Thành Lê, PGS. TS. Phạm Quý Nhân, ThS. Lê Việt Hùng, TS. Đặng Đức Nhận, PGS. TS. Nguyễn An Thịnh, ThS. Đặng Trần Trung, ThS. Nguyễn Thế Chuyên, TS. Trần Vũ Long, ThS. Phạm Hoàng Anh
Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật
01/12/2016
01/12/2019
20/12/2019
2020-04-264/KQNC
12/03/2020
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.10.1. KQNC của đề tài đã được ứng dụng như thế nào?
Kết quả nghiên cứu đề tài đã được bàn giao cho Bộ KH&CN, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN Quốc gia thuộc Bộ TN&MT sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về TNN. Bên cạnh đó đề tài đã bàn giao các kết quả nghiên cứu, hướng dẫn về đề xuất giải pháp khoa học công nghệ nhằm hạn chế XNM cho các TCN bở rời ven biển, và các các thiết kế công trình điển hình hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển Ninh Thuận đã được chuyển giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Ninh Thuận.
Các kết quả nghiên cứu và giải pháp công nghệ đề tài là là những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu, không quá khó và phức tạp rất phù hợp đặc biệt là giải pháp thiết kế bố trí lại công trình khai thác bền vững hạn chế xâm nhập mặn có thế áp dụng với quy mô cấp nước vừa và nhỏ theo từng cụm hộ đo đó các tổ chức cộng đồng dễ tiếp cận và các mô hình quản lý và đầu tư cho công trình sẽ phù hợp với thực tiễn quy mô dân cư vùng ven biển. Chính vì vậy, các kết quả này đã góp phần phục vụ công tác điều tra quy hoạch tài nguyên nước, triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn các tỉnh ven biển miền Trung 1.10.2. KQNC của đề tài đã được ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì?
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan Ứng dụng trong ngành khoa học tự nhiên: kết quả của đề tài đã bổ sung cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực tài nguyên và Môi trường; các tài liệu, số liệu về nguồn nước thấu kính trong các dải cát ven biển khu vực các tỉnh ven biển miền Trung. Ứng dụng trong ngành nước: Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý, giải pháp công nghệ khai thác bền vững, hạn chế XNM cho các vùng địa phương có phát triển các thấu kính nước nhạt tương tự để triển khai hệ thống, công trình cấp nước trong Chương trình mục tiêu Quốc gia và chương trình Nông thôn mới ở địa bàn địa phương.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu Với tổ chức chủ trì: bổ sung thêm kiến thức, năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu về các giải pháp công nghệ trong đánh giá, tính toán trữ lượng nguồn tài nguyên nước dưới đất trong điều kiện có biên giới hạn mềm. Hệ thống được các biện pháp tính toán và lựa cho bố trí kết cấu công trình khai thác NDĐ của TCN thấu kính không áp đặc thù; biện pháp quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn, công trình khai thác nước trong môi trường đất cát, Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy các học phần: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước; Quan trắc và điều tra Tài nguyên nước dưới đất; Tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các hệ đào tạo Đại học chính quy tại Trường. Với cơ sở ứng dụng: nâng cao được hiểu biết và kiến thức về biện pháp kiểm soát, ngăn chặn quá trình nhiễm mặn khi khai thác nước từ thấu kính nước trong cồn. Đồng thời cũng có thể vận dụng kiến thức này để kiểm soát và quản lý các công trình khai thác nước tương tự trong thấu kính nhằm giảm thiểu tác động đến quá trình suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.
Kết quả của đề tài đã góp phần quan trọng trong yêu cầu về nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt đối với các vùng khan hiếm nước đã được Chính phủ đưa vào diện ưu tiên quan tâm nhằm giải quyết tháo gỡ những bức xúc và khó khăn cho địa phương; một mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tiến hành triển khai các biện pháp đồng bộ trong khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất một cách bền vững phục vụ tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh trong giai đoan phát triển tới.
Xâm nhập mặn; Tầng chứa nước; Nước biển dâng; Biến đổi khí hậu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN, Đào tạo và nghiên cứu khoa học
Số lượng công bố trong nước: 15
Số lượng công bố quốc tế: 5
Không
- Số lượng tiến sỹ đào tạo/hỗ trợ đào tạo: 02 bao gồm năm 2019: 01; năm 2020:00; năm 2021:00; năm 2022:01; năm 2023: 00; năm 2024: 00 - Số lượng thạc sỹ đào tạo/hỗ trợ đào tạo: 02 bao gồm năm 2019: 02; năm 2020:00; năm 2021:00; năm 2022:00; năm 2023: 00; năm 2024: 00