Đề tài đã căn cứ vào tính thực tiễn và khoa học trong điều kiện sản xuất hiện tại đề xuất các giải pháp trong quy hoạch, thiết kế, thi công và công tác quản lý vận hành để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, ngày càng hoàn thiện tiến tới hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ nhu cầu phát triển, xây dựng nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại, cụ thể như sau:
a) Giải pháp quy hoạch, thiết kế
- Các yêu cầu về quy hoạch gắn với dịch chuyển cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn và biến đổi khí hậu đang đặt ra hết sức cấp thiết. Đề tài đã phần nào tổng kết các thiếu sót trong công tác quy hoạch trước đây, đồng thời đã bổ xung, hoàn thiện cho công tác tưới tiêu đáp ứng yêu cầu trên. Sự gắn kết quy hoạch thủy lợi với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
- Những bất cập trong công tác quy hoạch của hạ tầng thuỷ lợi phục vụ thuỷ sản chưa theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Đề tài đã đề xuất các giải pháp về quy hoạch để giải quyết các vướng mắc nêu trên.
- Hệ thống công trình phòng chống thiên tai (đê biển, đê cửa sông) các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình được xây dựng qua nhiều thời kỳ với từng mức độ và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn thân các tuyến đê đ¬ược đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, một số tuyến nằm sâu so với cửa sông và đầm phá, đất thân đê là đất sét pha cát. Nhìn chung tại các tuyến đê xung yếu, đê trực diện với biển đã được bảo vệ 3 mặt hoặc 2 mặt bằng các loại vật liệu kiên cố như tấm bê tông, đá xây…Ngoài các đoạn đê trực tiếp chịu tác động của sóng, gió đ¬ược bảo vệ kiên cố, hầu hết mái đê được bảo vệ bằng mái cỏ và có cây chắn sóng với các loại cây sú, vẹt, đước. Những tuyến đê biển đã được nâng cấp và cứng hóa, cơ bản đã có thể chống được bão cấp 9, cấp 10, có nhiều đoạn có thể chống được cấp gió cao hơn. Qua quá trình đi thực địa, thu thập tài liệu từng tuyến đê biển của 5 tỉnh, đã rà soát được toàn bộ hiện trạng các tuyến đê biển. Trên cơ sở hiện trạng điều tra thu thập được, cũng như những bức xúc, khó khăn của các địa phương, nhóm thực hiện nghiên cứu, xem xét và đề xuất bổ sung, điều chỉnh một số tuyến đê và công trình trên đê:
+ Bổ sung vào quy hoạch đê biển: Quảng Ninh 25,04km; Hải Phòng 109,85km; Thái Bình 65,6km; Nam Định 72,133km; Ninh Bình 36,94km;
+ Đề xuất các giải pháp làm giảm chiều cao sóng trước đê đối với từng tuyến đê.
+ Đề tài đã đề xuất giải pháp thực hiện trong công tác thiết kế đối với những cống cần sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Còn lại với những công trình cống dưới đê đang ổn định, hoạt động tốt không có đề xuất thêm.
- Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cùng với các tác động do chính con người gây ra trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ sẽ có những biến động rất lớn trên các khu vực có sông và ven biển. Trong đó luôn xảy ra hiện tượng nước biển dâng làm ngập úng các khu vực thấp trũng và sạt lở bờ sông, bờ biển. Đề tài đã đưa ra một số các giải pháp chính cho thi công hệ thống đê và kè khi triển khai các dự án phòng chống thiên tai.
b) Giải pháp thi công
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong thi công, sửa chữa các công trình thủy lợi. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Đề tài đã đề xuất các giải pháp KH &CN, cập nhật nhằm đạt được mục tiêu được đặt ra cho công tác thi công xây dựng công thủy lợi là chất lượng tốt, giá thành hạ, tiến độ đạt, an toàn cao. Đặc biệt trong các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng để tăng cường hiệu quả trong thi công các công trình thủy lợi đã được tiến hành thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi, thay thế, bổ sung cho các giải pháp truyền thống. Một số ít trong đó đã được ứng dụng thử nghiệm ở Việt Nam.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với những can thiệp rất mạnh mẽ của con người thì vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng nhạy cảm và chịu những tác động manh mẽ nhất. Trong đó vấn đề thủy triều cùng với nước dâng trong bão cùng với ngập do lũ sẽ làm nhiều khu vực Duyên hải Bắc Bộ bị đe dọa bởi ngập tràn. Đồng thời vấn đề sạt lở cũng sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Do vậy, đê biển và công trình bảo vệ bờ cần phải được đặc biệt quan tâm cả trong thiết kế và trong thi công. Đề tài đã đề cập tới những vấn đề cụ thể và cập nhật những công nghệ và vật liệu mới hiện nay, giúp cho công tác thiết kế xây dựng công trình phòng chống thiên tai ở vùng duyên hải phù hợp và hiệu quả hơn.
c) Giải pháp quản lý, vận hành
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi và tăng cường năng lực quản lý cho các Công ty Quản lý khai thác, từng bước chuẩn hóa công tác quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của các hệ thống tưới tiêu trước bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu, trước những thách thức đặt ra cho ngành thủy lợi trong giai đoạn mới, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi cấp xã và liên xã.
- Giải pháp quản lý hệ thống thủy lợi phục vụ hiệu quả công tác tưới tiêu cho nền nông nghiệp canh tác tiên tiến đang diễn ra tại các địa phương trong cả nước, cũng như vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ.
- Giải pháp quản lý công trình thuỷ lợi phục vụ thuỷ sản
- Giải pháp quản lý công trình PCTT