- Nghiên cứu tuyển chọn và xác định đặc tính của vi khuẩn nội sinh phân hủy N-acyl-L-homoserine lactones (AHLs) sử dụng trong phòng trừ bệnh thối nhũn cây trồng do vi khuẩn Erwinia carotovora subsp carotovora gây ra
- Sử dụng phương pháp hình thức để nhận dạng và phân loại mã độc được đóng gói
- Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung Bộ
- Năng lực của đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị khu vực III: Thực trạng và giải pháp
- Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp
- Dịch chuyển lao động có tay nghề trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001 tích hợp ISO 3834 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu dược liệu dâu tằm (Morus alba L) điều chế cao chuẩn hóa định hướng làm sản phẩm phòng và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
- Nghiên cứu biện pháp bảo quản dây khoai lang và đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung trong khẩu phần đến năng suất của bò thịt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.04.12/11-15
2016-48-877
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng bộ KIT phát hiện kháng sinh trong sữa bằng kỹ thuật nano
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
TS. Lã Thị Huyền
PGS.TS. Lê Quang Huấn, ThS. Lê Thị Hạnh, ThS. Phạm Văn Phúc, PGS.TS. Phan Thị Bình, PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo, TS. Nghiêm Thị Hà Liên, PGS.TS. Phạm Việt Cường, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, ThS. Lê Thị Minh Phúc
Các công nghệ sản phẩm sinh học, vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học.
10/2012
09/2015
23/12/2015
2016-48-877
26/07/2016
378
Thư viện aptamer ssDNA với độ đa dạng khoảng 1015 cũng như quy trình sàng lọc aptamer ssDNA đặc hiệu các phân tử đích của đề tài đã được sử dụng và áp dụng vào việc phân lập thu nhận các aptamer đặc hiệu các kháng nguyên ung thư, tạo cấu trúc nano dẫn thuốc hướng đích trong các nghiên cứu tiếp thao của nhóm nghiên cứu cũng như đơn vị chủ trì. Ví dụ đề tài: Nghiên cứu chế tạo cấu trúc Aptamer-micelle ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Hạt nano vàng, quy trình gắn aptamer với hạt nano vàng cũng được các nhóm nghiên cứu khác phối hợp và tiếp nhận để thực hiện các đề tài khác: ví dụ đề tài: Phát triển phương pháp hiển vi huỳnh quang siêu phân giải dựng ảnh ngẫu nhiên trong phát hiện virus. Các ứng dụng sàng lọc các aptamer đặc hiệu phân tử ricin và tạo kít phát hiện ricin ứng dụng trong phòng chống các vũ khó hoá học.
Quy trình tạo aptasensor điện hoá và kit ELAA và ứng dụng trong việc phát hiện các phân tử nhỏ cũng được nhiều nhóm nghiên cứu ứng dụng.
Các kết quả ứng dụng đóng góp nhiều cho khoa học: các aptamer, là những phân tử oligonucleotide hoặc peptide có khả năng nhận dạng và gắn kết mạnh mẽ với các phân tử mục tiêu. Các aptamer có thể được thiết kế để nhận dạng và gắn kết với các phân tử kháng sinh cụ thể. Quá trình này có thể được thực hiện bằng phương pháp SELEX (Systematic Evolution of Ligands by Exponential Enrichment), cho phép tạo ra các aptamer đặc hiệu và có độ nhạy cao với kháng sinh cụ thể mà không gây phản ứng với các phân tử khác có thể có trong mẫu sữa.
Ứng dụng phát triển phương pháp phát hiện dựa trên aptamer: Sau khi có được aptamer đặc hiệu cho kháng sinh, chúng có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp phát hiện dựa trên aptamer, trong đó aptamer được gắn kết với các nền chất cảm biến để tạo thành các cảm biến kháng sinh. Khi có sự tương tác giữa aptamer và kháng sinh trong mẫu sữa, sự biến đổi trong tín hiệu cảm biến có thể được đo lường để xác định sự hiện diện và nồng độ của kháng sinh. Aptamer có khả năng nhận dạng cao và độ chọn lọc cao đối với các phân tử mục tiêu, giúp tăng cường độ nhạy và độ chính xác của phương pháp phát hiện. Cấu trúc linh hoạt của aptamer cho phép điều chỉnh và tinh chỉnh để tối ưu hóa hiệu suất phát hiện.
Phát triển aptamer không yêu cầu sử dụng loài động vật như trong việc sản xuất kháng thể, giúp giảm chi phí và thời gian sản xuất.
Tóm lại, việc ứng dụng các aptamer trong phát hiện kháng sinh trong sữa có thể mang lại các phương pháp phát hiện hiệu quả, độ nhạy cao và chi phí thấp, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm sữa và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Aptamer;KIT;Kháng sinh;Sữa;Kỹ thuật nano;Cảm biến sinh học;Phát hiện
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Đã yêu cầu bảo hộ ở dạng GPHI: 01 chấp nhận đơn
Đã hỗ trợ đào tạo 03 Ths và 02 NCS