liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐLCN.35/18

2023-52-0804/NS-KQNC

Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ - xúc tác dạng màng và sợi cấu trúc nano trên cơ sở nano kim loại hoặc oxit kim loại phân tán trên phế phụ phẩm nông - công nghiệp biến tính bằng các phương pháp tổng hợp hóa lý ứng dụng trong xử lý nước thải

Trường Đại học khoa học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Văn Đăng

TS. Văn Hữu Tập; TS. Vũ Xuân Hòa; PGS.TS. Dương Nghĩa Bang; TS. Đặng Văn Thành; TS. Phạm Hoài Linh; TS. Trần Đăng Thành; PGS.TS. Trịnh Văn Tuyên; TS. Nguyễn Tuấn Minh; PGS.TS. Vũ Thị Kim Liên

Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất)

11/2018

04/2022

26/08/2022

2023-52-0804/NS-KQNC

12/05/2023

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Đã xây dựng được các quy trình công nghệ cho phép chế tạo vật liệu hấp phụ biến tính nano trên cơ sở gắn kết các hạt nano kim loại hoặc oxit kim loại với vật liệu hấp phụ là than hoạt tính chế tạo từ các phế phụ phẩm nông - công nghiệp (như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía,bã. sắn, tro bay,...) sử dụng phương pháp vật lý quy mô pilot. Cụ thế: Vật liệu hấp phụ biến tính nano chế tạo được có kích thước nhỏ hơn 100 nm có hiệu suất hấp phụ cao hơn vật liệu hấp phụ chưa biến tính là than hoạt tính thương mại trên thị trường trong nước từ 30%-40%. Dung lượng hấp phụ kim loại đạt khoảng 240 mg/g; có thể tái thu hồi và sử dụng > 3 lần. Đã xây dựng được quy trình sản xuất than hoạt tính từ phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp với khối lượng lớn . Đã xây dựng mô hình thử nghiệm công suất 100 m3/ngày đêm ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr) và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40- 2011/BTNMT, cộtB
22454
Về mặt học thuật: Các kết quả của đề tài đóng góp hữu ích cho sự hiểu biết về cơ chế hấp phụ trong hệ vật hấp phụ biến tính nano mới, góp phần phát triển công nghệ chế tạo vật liệu, công nghệ xử lí nước thải và công nghệ tái sử dụng vật liệu theo kịp xu hướng mới, hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ và phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI-Q1 nên đã nâng cao vị thế của đơn vị chủ trì và xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ nói chung. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường: Việc làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu mới để phát triển các ứng dụng cũng như làm chủ quy trình công nghệ mới, tiên tiến sẽ giúp chủ động nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm khoa học trong nước, không phụ thuộc vào quá trình nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ từ bên ngoài có giá thành cao. Mục tiêu phát triển của đề tài là ứng dụng sản phẩm nghiên cứu xử lý hiệu quả, triệt để một số kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải đạt tiêu chuẩn với công nghệ hiện đại, chi phí thấp, giá thành hạ góp phần bảo vệ môi trường

Vật liệu nano; Cấu trúc; Tính chất; Xử lý nước thải

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

01 sáng chế được chấp nhận đơn, đang trong giai đoạn xem xét cấp bằng.

01 NCS bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, hỗ trợ 3 NCS đúng tiến độ, 09 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.