liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2020-02-1191/KQNC

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống thanh long phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam

Viện cây ăn quả Miền Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Nguyễn Văn Hòa

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

12/03/2020

2020-02-1191/KQNC

30/11/2020

Cục Thông tin KH và CN Quốc gia

   - Tạo ra 2 giống thanh long ruột trắng mới LĐ 17 và LĐ 18, có các đặc tính nổi bật so với giống thanh long ruột trắng Bình Thuận.    - Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng nhiều kỹ thuật mới trên mô hình diện rộng để nâng cao năng suất, chất lượng trái và sức khỏe cây. Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn hữu cơ (USDA/NOP) là mô hình sản xuất hữu cơ tiên phong trên cây ăn quả ở các tỉnh phía Nam, mở ra cơ hội mở rộng quy mô diện tích hàng hóa đáp ứng nhu cầu cao của thị trường tiêu thụ và tạo điều kiện phát triển quy trình sản xuất hữu cơ cho các cây ăn quả khác.    - Bổ sung cơ sở dữ liệu về tác nhân gây bệnh và côn trùng gây hại thông qua việc xác định tác nhân và đặc điểm sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh phát triển bệnh vàng bẹ rám cành, thán thư, rỉ sét, bọ trĩ thanh long và biện pháp quản lý tổng hợp. Đây cũng là những đối tượng dịch hại quan trọng trên thanh long nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ trước đây.    - Tạo ra mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị quả thanh long, đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình và áp dụng đúng và đồng bộ quy trình quản lý cây trồng tổng hợp sản xuất trái thanh long. Tại Long An: giúp giảm bệnh vàng bẹ rám cành trên mô hình tại tỉnh Long An từ 30-40% so với đối chứng và giảm kích thước vết rám cành trên mô hình từ 45–55% so với đối chứng; Tăng năng suất trong mô hình đạt 16,25 tấn/ha/vụ đèn tăng 12,5% năng suất so với đối chứng là 14,45 tấn/ha/vụ đèn.Lợi nhuận trong mô hình tăng 18,9% so với đối chứng.    Tại Bình Thuận: giúp giảm bệnh vàng bẹ rám cành từ 53,1-72,4% so với đối chứng và giảm kích thước vết rám cành trên mô hình từ 41,7–64,0 % so với đối chứng; Năng suất trong mô hình đạt 21,15 tấn/ha/vụ đèn tăng 14,0% năng suất so với đối chứng là 18,55 tấn/ha/vụ đèn; Lợi nhuận trong mô hình là 176,4 triệu đồng/ha/vụ đèn tăng 23,2% so với đối chứng là 143,2 triệu đồng/ha/vụ đèn do tăng năng suất đồng thời tăng chất lượng sản phẩm.    Đối với mô hình cải thiện chất lượng quả: trên giống thanh long ruột trắng, lô mô hình có năng suất tăng 19,41%, độ chắc thịt tăng là 0,22 kg/cm2, độ brix tăng lên 1,78% so với đối chứng; Trong khi đó, trên giống thanh long ruột đỏ, lô mô hình có năng suất tăng lên 12,14%, độ chắc thịt tăng là 0,21 kg/cm2, độ brix tăng lên 1,65%.

chọn tạo; giống thanh long; LĐ 17; LĐ 18; tiêu chuẩn hữu cơ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sỹ, 02 thạc sĩ.