Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08.34/11-15

2016-02-429

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiện tượng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

ThS. Hồ Việt Cường

ThS. Lê Hạnh Chi, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, PGS.TS. Phạm Đình, ThS. Trần Anh Tú, PGS.TS. Nguyễn Mai Đăng, TS. Nguyễn Thanh Bằng, ThS. Ngô Thị Bích Trâm, ThS. Nguyễn Hồng Quang, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn

Khoa học trái đất và khoa học môi trường liên quan khác

26/03/2016

2016-02-429

25/04/2016

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng trực tiếp cho vùng biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng nên có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển ngành du lịch biển nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của Đồ Sơn, Hải Phòng cũng như của nước ta. - Việc xác định nguyên nhân, cơ chế chủ đạo gây đục nước sẽ là cơ sở để địa phương lựa chọn giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng đục nước, cải tạo môi trường khu vực các bãi tắm biển Đồ Sơn, thúc đẩy phát triển trở lại ngành du lịch biển của địa phương từ đó tăng cường phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, góp phần vào phát triển du lịch miền Bắc cũng như cả nước, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch Hải Phòng vào GDP trong tương lai. - Việc đưa ra những luận cứ khoa học và giải pháp KHCN cụ thể để xử lý hiện trạng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển KTXH ổn định trong khu vực, cải tạo phục hồi môi trường, sự đa dạng sinh học và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái biển. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là đóng góp mới về lý luận khoa học cả về phương pháp luận và nghiên cứu ứng dụng triển khai về cải thiện môi trường, chất lượng nước, đặc biệt là việc xử lý nhiễm đục ở các vùng biển ven bờ. Các phương pháp này có thể sử dụng cho các nghiên cứu tương tự ở các vùng khác nước ta và trên thế giới. - Ứng dụng công nghệ mới trong nghiên cứu về vận chuyển bùn cát, trầm tích, diễn biến hình thái ở vùng cửa sông ven biển và các giải pháp công trình tiên tiến để ngăn cát, giảm sóng, điều tiết dòng chảy trong sông, ngoài biển. Mở ra triển vọng cho việc nghiên cứu và xây dựng các công trình cho các vùng cửa sông ven biển tương tự ở nước ta.
12268
1) Giải pháp hạn chế tỷ lệ phân chia lưu lượng nước, bùn cát từ sông Luộc qua sông Mới chuyển vào sông Văn Úc, nhằm làm giảm độ đục cho vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng: Giải pháp này đề cập đến việc sử dụng các giải pháp công trình tối ưu về mặt kỹ thuật trên sông Luộc nhằm hạn chế lưu lượng nước, lưu lượng bùn cát từ sông Luộc chuyển sang sông Văn Úc qua sông Mới. Mặt khác, với giải pháp kỹ thuật này sẽ làm gia tăng lượng dòng chảy vào sông Thái Bình nhằm khôi phục dòng chảy và lòng dẫn của đoạn hạ lưu sông Thái Bình đang bị suy thoái. Tính toán với cấp lưu lượng mùa kiệt và mùa lũ cho kết quả: - Với cấp lưu lượng mùa kiệt Q=800m3/s: lưu lượng vào hạ lưu sông Thái Bình tăng lên khoảng 51,1% so với hiện trạng, tổng lượng bùn cát vận chuyển qua cửa sông Thái Bình cũng tăng lên 51,72%; lưu lượng dòng chảy của sông Văn Úc đã giảm đi khoảng 11,5%, tổng lượng bùn cát chuyển ra cửa sông Văn Úc cũng giảm khoảng 11,7%. - Với cấp lưu lượng mùa lũ Q = 2.500m3/s: lưu lượng vào hạ lưu sông Thái Bình tăng lên khoảng 38,7% so với hiện trạng, tổng lượng bùn cát vận chuyển qua cửa sông Thái Bình cũng tăng lên 41,27%; lưu lượng dòng chảy của sông Văn Úc đã giảm đi khoảng 3,4%, tổng lượng bùn cát chuyển ra cửa sông Văn Úc cũng giảm khoảng 3,89%. 2) Giải pháp ngăn cát, giảm sóng và hạn chế lan truyền độ đục từ các cửa sông chính trong khu vực, nhằm làm giảm độ đục cho các bãi tắm biển Đồ Sơn – Hải Phòng: - Công trình này nhằm mục đích ngăn dòng bùn cát và điều chỉnh hướng lan truyền độ đục từ các cửa sông phía Bắc như cửa Cấm, cửa Lạch Tray chuyển vào khu vực các bãi tắm. Khi có giải pháp công trình này sẽ làm giảm hàm lượng bùn cát và độ đục của nước biển Đồ Sơn trong mùa gió Đông Bắc (mùa khô). - Công trình này ngăn dòng bùn cát và sự lan truyền độ đục từ các cửa sông phía Nam, đặc biệt là dòng đục từ cửa sông Văn Úc vượt qua mũ Đồ Sơn đi vào khu vực các bãi tắm. Khi có giải pháp công trình này sẽ làm giảm hàm lượng bùn cát và độ đục của nước biển Đồ Sơn trong mùa gió Tây Nam (mùa mưa). - Giải pháp này đạt được mục đích làm giảm áp lực của sóng và vận tốc dòng chảy ven trong khu vực, giúp giảm hiện tượng xói mòn bờ biển và xáo trộn trầm tích đáy gây đục nước tại các bãi tắm.

Hiện tượng nước đục; Vùng biển: Độ đục; Chất lượng nước; Phần mềm; Hải Phòng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

- Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1946: Phương pháp hạn chế tỉ lệ phân chia lưu lượng nước, bùn cát từ sông Luộc qua sông Mới chuyển vào sông Văn Úc, nhằm giảm độ đục cho vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng (Quyết định cấp Bằng, số 91177/QĐ-SHTT ngày 18/12/2018). - Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1947: Phương pháp ngăn cát, giảm sóng và hạn chế lan truyền độ đục từ các cửa sông chính trong khu vực nhằm giảm độ đục cho các bãi tắm biển Đồ Sơn – Hải Phòng (Quyết định cấp Bằng, số 91178/QĐ-SHTT ngày 18/12/2018).

Đào tạo 02 Thạc sĩ và cung cấp các tài liệu, số liệu, kết quả của đề tài để hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ.