- Nghiên cứu giải pháp công nghệ phù hợp khi khai thác các tầng sâu ở các mỏ than lộ thiên Việt Nam
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mở cửa thị trường trong nước
- Cảnh quan đô thị Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính
- Nghiên cứu đánh giá vùng có điểu kiện phát triển lúa gạo đặc sản hàng hóa tại một sổ huyện trên địa bàn Sơn La
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học dịch tễ học bệnh sán lá sinh sản trên vịt tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp phòng trị
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp xây dựng và nhân rộng mô hình
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại trường THCS Tam Thanh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu lai tạo một số dòng lợn chuyên hóa năng suất cao phù hợp chăn nuôi công nghiệp khu vực phía Bắc
- Nghiên cứu viên bám dính niêm mạc cho các thuốc khó tan
- Tuyển chọn và phát triển một số dòng giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh Nam Định
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TB/13-18
2020-04-260/KQNC
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh
GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Trần Thị Mai Phương, TS. Nguyễn Viết Thành, ThS. Đỗ Như Hiệp, TS. Trương Vân Anh, TS. Nguyễn Thị Mỹ Vân, TS. Phùng Giang Hải, ThS. Trần Công Hòa
Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị
01/07/2017
01/06/2019
01/11/2019
2020-04-260/KQNC
06/03/2020
Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ đã được Đại học Quốc Gia Hà Nội, Văn phòng Chương trình, các địa phương thuộc phạm vi của vùng Tây Bắc; UBND tỉnh Bắc Kạn; Vụ Quản lý Quy hoach - Bộ Kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và ứng dụng. - Kết quả của đề tài cũng đã hỗ trợ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành Quản lý đất đai, Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc góp phần cho các địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách, thực hiện quy hoạch tổng thể cấp tỉnh và các địa phương theo luật quy hoạch 2017, nhằm phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh-quốc phòng, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững ở các địa phương thuộc vùng Tây Bắc. Thông qua các hoạt động điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm và hội thảo khoa học, đề tài đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về các vấn đề tiểu vùng, quy hoạch phát triển bền vững tiểu vùng và thể chế cho phát triển bền vững vùng của các đối tượng tham gia, đặc biệt là người dân, tổ chức dân sự, doanh nghiệp và cán bộ chính quyền địa phương; xây dựng được mạng lưới hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp làm việc giữa UBND, các sở, ban ngành, các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của 14 tỉnh vùng Tây Bắc và các nhà khoa học thuộc Trường ĐHTN&MT HN, Đại học Quốc gia Hà Nội, các viện nghiên cứu. Việc phân chia tiểu vùng dựa trên tiếp cận địa sinh thái – xã hội; đánh giá khả năng chống chịu thiên tai và biến đổi khí hậu; định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT và bố trí các khu dân cư có khả năng chống chịu thiên tai đã giúp các địa phương chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH. Đối với trường Đại học TN&MT Hà Nội, kết quả của đề tài đã được ứng dụng vào mục đích giảng dạy cho sinh viên các ngành Quản lý đất đai, Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; Quản lý Tài nguyên và Môi trường cũng như là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của sinh viên và giảng viên. Cụ thể: Môn học Quy hoạch vùng lãnh thổ trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý đất đai; Quy hoạch vùng lãnh thổ, Quy hoạch sử dụng đất bền vững trong CTĐT đại học ngành Quản lý đất đai. Môn học Quy hoạch quản lý môi trường trong CTĐT đại học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. - Môn học Quản lý tài nguyên và môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu trong CTĐT đại học ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững.
Quy hoạch; Phát triển bền vững; Định hướng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Đào tạo và nghiên cứu khoa học
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Số lượng tiến sỹ đào tạo/hỗ trợ đào tạo: 02 trong đó năm 2019: 02; năm 2020: 00; Số lượng thạc sỹ đào tạo/hỗ trợ đào tạo: 03 trong đó năm 2019: 03; năm 2020: 00.