- Ứng dụng kỹ thuật để nhân giống gà Tò trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk
- Tuyên truyền phổ biến về hoạt động năng suất chất lượng trên Báo chí năm 2020
- Điều tra hiện trạng nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên Indapamid 15mg và Felodipin 5mg giải phóng kéo dài
- Bám không gian con trơ có cấu trúc
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động tư vấn tâm lí học đường trong trường phổ thông tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu so sánh văn luận phương Đông - phương Tây
- Chương trình Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030
- Nghiên cứu chế tạo mẫu giảm chấn tái sinh năng lượng để đồng thời giảm xóc và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của phương tiện giao thông và máy công cụ
- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ghẹ xanh (Portunus pelagicus) tại tỉnh Cà Mau
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-48-591
Nghiên cứu công nghệ sản xuất keratinase ứng dụng trong chế biến lông vũ làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
“Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”
TS. Nguyễn Huy Hoàng
TS. Nguyễn Thị Kim Liên, TS. Khuất Hữu Thanh, TS. Nguyễn Kim Thoa, PGS.TS. Trần Đình Mấn, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Các công nghệ enzym và protein trong nông nghiệp
01/01/2012
01/06/2014
28/07/2014
2015-48-591
26/08/2015
378
Đề tài đã phân lập 50 chủng vi khuẩn trong đó có 13 chủng có khả năng thủy phân lông vũ mạnh từ 70-85%. Đã khuếch đại và giải trình tự gen các dòng gen keratinase (ker1 và ker 2) từ 2 chủng B. subtilis Đ.NĐ.1.2, B. licheniformis HT10. Đã tạo được vector tái tổ hợp biểu hiện trong E.coli và B. Subtilis. Xây dựng được quy trình công nghệ thu nhận keratinase từ chủng B. Subtilis. Xây dựng được quy trình và thiết kế hệ thống sản xuất bột lông vũ quy mô 3-5 kg/mẻ và quy mô 100 kg/mẻ.
Các kết quả thu được của đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học về việc ứng dụng kỹ tái tổ hợp tạo ra chủng tái tổ hợp sinh keratinase có hiệu suất cao hơn. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất enzyme bằng phương pháp hiện đại, tạo được chế phẩm bột lông vũ có bổ sung enzyme keratinase tái tổ hợp góp phần tận dụng nguồn phế thải lông vũ làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.
Về mặt khoa học:
Việc ứng dụng kỹ tái tổ hợp đã góp phần tạo ra chủng tái tổ hợp sinh keratinase có hiệu suất cao hơn. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất enzyme bằng phương pháp hiện đại, tạo được chế phẩm bột lông vũ có bổ sung enzyme keratinase tái tổ hợp.
Về kinh tế - xã hội:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển một ngành công nghiệp hết sức mới mẻ tại Việt Nam, đó là sản xuất enzyme tái tổ hợp từ chủng vi sinh vật tái tổ hợp. Như vậy là chúng ta có thể chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất chủng có hiệu xuất cao; đồng thời góp phần phát triển nhân lực, đào tạo và nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho các cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là các cán bộ nghiên cứu trẻ.
Kết quả của nghiên cứu góp phần phát triển công nghệ, đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất enzyme bằng phương pháp hiện đại, tạo được chế phẩm bột lông vũ có bổ sung enzyme keratinase tái tổ hợp, có giá trị kinh tế, thay thế được bột lông vũ nhập ngoại. Hơn thế nữa, sản phẩm của đề tài phù hợp với các chính sách về bảo vệ môi trường khi tận dụng nguồn phế thải lông vũ làm cơ chất để sản xuất keratianse tái tổ hợp.
Việc sản xuất bột lông vũ có thủy phân bằng keratinase đã tận dụng được nguồn phế thải lông vũ làm cơ chất nên có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời với công nghệ tái tổ hợp cũng tạo ra được chủng tái tổ hợp sinh keratinase có hiệu suất cao nên giá thành của sản phẩm bột lông vũ thấp hơn so với các sản phẩm tương đương nhập ngoại. Trong phạm vi của đề tài, sản phẩm bột lông vũ cũng được thử nghiệm bổ sung thức ăn chăn nuôi gà, kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả kinh tế khi bổ sung 6% bột lông vũ thủy phân keratinase vào khẩu phần ăn cho gà.
Về môi trường:
Việc áp dụng kết quả của đề tài đã góp phần tận dụng nguồn phế thải lông vũ chế biến thành nguồn thức ăn bổ sung trong chăn nuôi đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Keratinase;Lông vũ;Chế biến;Thức ăn chăn nuôi;Thức ăn bổ sung;Công nghệ sản xuất;Nghiên cứu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Đã gửi 01 đơn đăng ký giải pháp hữu ích và được chấp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ
Góp phần đào tạo một Thạc sỹ