Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08.22/11-15

2016-02-667

Nghiên cứu đánh giá rủi ro đối với thượng hạ du khi xảy ra sự cố các đập trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

PGS.TS. Lê Văn Nghị

ThS. Nguyễn Đức Diện, ThS. Đặng Thị Hồng Huệ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, PGS.TS. Vũ Hữu Hải, TS. Nguyễn Hữu Phúc, TS. Nguyễn Đăng Giáp, ThS. Nguyễn Quốc Hiệp, ThS. Bùi Văn Hữu, ThS. Đoàn Thị Minh Yến

Kỹ thuật thuỷ lợi

29/03/2016

2016-02-667

10/06/2016

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài này thuộc lĩnh vực phòng chống thiên tai. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để hoạch định các giải pháp cụ thể trong phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa sử dụng một phần dung tích siêu cao của các hồ để cắt lũ khẩn cấp khi có các sự cố; Mục tiêu của đề tài (1) Nghiên cứu quá trình truyền sóng lũ do các kịch bản vỡ đập trên hệ thống sông Đà gây ra để xác định, nhận dạng và đánh giá các rủi ro cho đập và an toàn hạ du. (2) Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với an toàn đập nhằm giảm thiểu thiệt hại rủi ro do vỡ đập. Đề tài đã đạt được một số kết quả chính như sau: 1. Đề tài đã thu thập được một khối lượng lớn số liệu khí tượng thủy văn, mực nước thực đo tại các công trình thủy điện, hồ chứa, các cửa sông trên hệ thống, các số liệu đó được chuẩn hóa và chỉnh biên theo mục đích nghiên cứu của đề tài, là số liệu tin cậy để sử dụng trong tính toán, kiểm chứng tính toán của đề tài. 2. Đề tài đã xây dựng mô hình toán thủy lực 1 kết hợp 2 chiều bằng mô hình MIKE với phạm vi rộng trên toàn bộ lưu vực sông Đà và đồng bằng Bắc Bộ, biên thượng lưu là các hồ chứa Lai Châu, Bản Chát, Nậm Chiến 1, biên dưới là 9 cửa sông ven biển.. Trên mô hình đã mô phỏng đầy đủ các hồ chứa, đập dâng, công trình thủy điện trên bậc thang sông Đà và hồ Thác Bà, Tuyên Quang trên hệ thống sông Lô – Gâm, cũng như các công trình cầu qua sông và hệ thống tiêu trên lưu vực. 3. Mô hình vật lý được xây dựng gồm mô hình tổng thể chính thái 3D và mô hình phân đoạn (mô hình mặt cắt 2D) với tỷ lệ 1/125. Kết quả nghiên cứu trên mô hình đã xác định các đặc trưng thủy động lực học dòng chảy khi vỡ đập như: Quá trình phát triển và hình thành lỗ vỡ; Đánh giá khả năng điều tiết các hồ khi xảy ra sự cố vỡ đập; Rủi ro ngập lụt hạ du Từ đó đề tài đã đưa ra được kế hoạch và giải pháp ứng phó khẩn cấp khi xảy ra các sự cố vỡ đập, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của cho người dân ở hạ lưu các hồ đập. Cơ sở dữ liệu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan Trung ương và địa phương trong quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Đà và đồng bằng Bắc Bộ, sản phẩm của đề tài đã được Bộ TT&PTNT tiếp nhận
12509
- Cơ sở dữ liệu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan Trung ương và địa phương trong quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Đà và đồng bằng Bắc Bộ; - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện các qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu đặc biệt là quy hoạch phòng chống lũ góp phần phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực, ổn định đời sống các dân tộc và bảo đảm an ninh xã hội; - Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác động đến các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng dân cư sinh sống trên lưu vực, nâng cao trách nhiệm trước lũ thảm họa đối với vùng nghiên cứu. - Việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài làm giảm thiểu thiệt hại do sự cố của hệ thống hồ chứa gây ra cho lưu vực sông Đà và đồng bằng Bắc bộ; - Các kết quả của đề tài làm phong phú hơn các kết quả nghiên cứu về dòng chảy trên hệ thống sông Hồng; về sóng gián đoạn và quá trình phát triển vết vỡ do vỡ đập tại Việt Nam và trên thế giới; Lần đầu tiên đánh giá chi tiết được tác động của sự cố vỡ đập các hồ phía trên Sơn La đến ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng trong điều kiện địa hình hiện tại một cách tổng thể, hệ thống; Giải pháp kỹ thuật đo quá trình phát triển lỗ vỡ trên đập vật liệu địa phương, cũng như phương pháp đo các đặc trưng của sóng gián đoạn khi vỡ đập.

Rủi ro; Thượng lưu; Hạ du; Sự cố; Đập nước; Hệ thống bậc thang; Thủy điện; Sông Đà

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

- Bằng độc quyền GPHI số 2043: Thiết bị mô phỏng quá trình vỡ đập bê tông (Theo QĐ cấp bằng số: 33545/QĐ-SHTT ngày 09/5/2019 của Cục Sở hữu trí tuệ)

- Đào tạo: 03 Thạc sĩ, 01 Tiến sĩ.