Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

2020--53-488/KQNC

Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

GS.TS. Phạm Hùng Việt

PGS.TS. Dương Hồng Anh; GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến; GS.TS. Nguyễn Thanh Hải; PGS.TS. Phan Minh Giang; PGS.TS. Ngô Quốc Anh; PGS.TS. Trần Văn Ơn; PGS.TS. Bùi Thanh Tùng; PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu; TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

01/2016

12/2019

14/05/2020

2020--53-488/KQNC

08/06/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài đã thu được những kết quả chính như sau: + Đã điều tra được 147 bài thuốc chữa 11 bệnh/chứng bệnh về gan mật như: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, giải độc gan của 10 dân tộc tại vùng Tây Bắc và lập Danh mục các bài thuốc chữa bệnh gan mật bao gồm các trường thông tin: tên bệnh, triệủ chứng, các vị trong bài thuốc, cách chế biến - sử dụng, số ca điều trị, tỷ lệ khỏi. Có 120 bài thuốc được người cung cấp tin cho rằng có tỷ lệ chữa khỏi từ 50% trờ lên. Từ danh mục trên qua sàng lọc bằng cách chấm điểm đã tìm ra 5 bài thuốc (bao gồm 12 cây thuốc) có tiềm năng nhất, lưu hồ sơ, tiêu bản và bài thuốc mẫu. Sử dụng thực nghiệm đánh giá tác động bảo vệ gan trên chuột cho dịch chiết toàn phần 5 bài thuốc đã lựa chọn được 02 bài thuốc tốt nhất cho nghiên cứu tiếp theo. Đỏ là: Bài thuốc BT1: bàn tay ma (Heliciopsis termlnalis (Kurz) Sleumer (Proteaceae) — giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino (Cucurbitaceae) - cà gai leo (Solanum procumbens Lour. (Solanaceae)) (nguồn: ông Nguyễn Quyết Thắng, dân tộc Kinh, địa chi: Tổ 5, Phường Quyết Thắng, Thành phố Bắc Kạn, Tinh Bắc Kạn, nghề nghiệp: lương y, hội viên của Hội Y học cổ truyền Bắc Kạn) và Bài thuốc BT2: trứng quốc (Stixỉs suaveolens (Roxb.) Pierre (Capparaceae), dứa dại (.Pandanus tonkỉnensis Martelli (Pandanaceae^)) (nguồn: ông Viên Quang Xiên, dân tộc Nùng, địa chỉ: xã Sông Cầu, Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, nghề nghiệp: lương y, hội viên Hội Đông y Bắc Kạn). + Đã thực hiện nghiên cứu về mặt hóa học đối với 2 bài thuốc trên, cùng 4 vị chính là bàn tay ma, giảo cổ lam, trứng quốc và dứa dại, ngoài ra còn nghiên cứu thêm 2 cây thuốc trong 5 bài thuốc tiềm năng ban đầu là gáo vàng Luculia pinceana Iỉook. và lá gan Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae). Tách chiết, xác định thành phần, cấu trúc của 57 hợp chất chính trong đó có 02 chất mới bằng các kỹ thuật hiện đại như sắc ký lỏng, sắc ký khí một chiều, hai chiều, cộng hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều và thử nghiệm dược lý để xác định hoạt tính của chúng. Sản phẩm thu được là các bộ dữ liệu về thành phần, cấu trúc các chất trong vị thuốc, bài thuốc đã nghiên cứu. + Đã thực hiện nghiên cứu về tác dụng bào vệ gan và lợi mật của hai bài thuốc gốc, kết quả cho thấy, bài thuốc BT1 và BT2 có tác dụng bảo vệ gan qua thử nghiệm invivo đối với chuột (giảm hoạt độ enzym AST, ALT, giảm các chỉ số viêm TNF-a, IFN-y, MDA, giảm tổn thương gan trên đại thể và vi thể). Cả hai bài thuốc gốc có tác dụng lợi mật rõ rệt và không thể hiện độc tính cấp và độc tính bán trường diễn. Sản phẩm thu được là hồ sơ xác thực về tác dụng sinh học của hai bài thuốc, trên động vật thí nghiệm. + Đã nghiên cứu thành công các quy trình công nghệ bào chế cao khô, viên nang cứng chứa cao khô của hai bài thuốc. Các quy trình đã được ứng dụng trong điều kiện sản xuất thực tế, trên quy mô bán công nghiệp để bào chế các mẫu cao khô (02 mẫu cao — 5 kg/loại) và viên nang cứng (02 mẫu viên nang — 10.000 viên/loại). Sản phẩm bào chế đã được tiêu chuẩn hóa và xây dựng thành công các tiêu chuẩn cơ sờ. + Độ ổn định của các sản phẩm bào chế (cao khô và viên nang) trong hai điều kiện bảo quản dài hạn, và bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc đã được đánh giá, kết quả cho thấy các sản phẩm đểu đạt tiêu chuẩn sau 12 tháng bảo quản. Đã chứng minh được hiệu quả bảo vệ gan của các sản phẩm viên nang qua thử nghiệm invivo đối với chuột (giảm hoạt độ enzym AST, ALT, giảm các chỉ số viêm TNF-a, IFN-y, MDA, giảm tổn thương gan ưên đại thể và vi thể). Viên nang của cả hai bài thuốc cho thấy tác dụng lợi mật rõ rệt và không thể hiện độc tính cấp và độc tính bán trường diễn.
17388
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: + Đề tài đã thành công trong việc thu thập, hệ thống hóa, ghi lại danh mục gần 150 bài thuốc dân gian đang được sử dụng tại vùng Tây Bắc chữa các chứng bệnh gan mật, đây là những dữ liệu tra cứu tốt cho trong tương lai sử dụng thuốc dân gian cũng như phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên cơ sở tri thức bản địa. + Các nghiên cứu tiếp theo về hóa học đối với 2 bài thuốc tốt nhất lựa chọn từ danh mục trên đã xác định được thành phần, cấu trúc các chất có trong những vị thuốc chính và bài thuốc; kết hợp với các kết quả hoạt tính bảo vệ gan của các chất này chính là cơ sở khoa học làm sáng tỏ tri thức bản địa về thuốc dân gian, cũng như cơ sở để chuẩn hóa bài thuốc, cải thiện hiệu quả theo các phương pháp hiện đại. + Đề tài đã xây dựng quy trình và bào chế được các chế phẩm cao và viên nang tương ứng của hai bài thuốc ở quy mô bán công nghiệp. Các chế phẩm này có phạm vi an toàn khá rộng, không thể hiện độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, có hiệu quả bảo vệ gan và lợi mật qua thử nghiệm invivo, trong đó có chế phẩm thể hiện hiệu quả bảo vệ gan tốt hơn Sylimarin. Các sản phẩm dưới dạng chế phẩm hỗn hợp đã được cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích và sẵn sàng chuyển giao quy trình cho các đơn vị sản xuất. + Trên cơ sờ danh mục các bài thuốc, cây thuốc từ nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công và hoàn thành 1 nhiệm vụ (2020-2023) trong chương trình KHCN của Sờ KHCN TPHCM “Nghiên cứu quy trình chiết xuất cao toàn phần có tác dụng kháng viêm, bào vệ gan từ quả Dứa dại (Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone)” và có thêm 01 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: + Đề tài đã điều tra về các bài thuốc dân gian chữa các chứng bệnh gan mật tại 8 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc mờ rộng (theo Chương trình Tây Bắc) bao gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình. Tồng cộng 69 người được điều tra, 55 người cung cấp thông tin thuộc 10 dân tộc Cao Lan, Dao, Giáy, Hoa, Kinh, La Ha, Mường, Nùng, Tày và Thái. Việc thu thập, hệ thống hóa để ghi lại danh mục gần 150 bài thuốc có ý nghĩa lớn trong việc gìn giữ bảo tồn tri thức bản địa về thuốc của các dân tộc Tây Bắc. Trong thành phần tác giả các đăng kí sở hữu trí tuệ bài thuốc có tên của người cung cấp thông tin (các thầy lang y) đã khẳng định vị trí của các cá nhân làm nghề thuốc ở địa phương, cũng như đàm bảo tính công bằng về lợi ích khi sản phẩm được chuyển giao công nghệ. + Sử dụng các công cụ khoa học, đề tài đã khẳng định tính an toàn, hiệu quả bào vệ gan mật của một số chế phẩm từ bài thuốc dân gian và đăng kí sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm này sẵn sàng chuyển giao quy trình cho các dơn vị sản xuất/ kinh doanh. + Bước tiếp theo sau khi thực hiện mục tiêu bảo tồn tri thức văn hóa bản dịa, dùng khoa học soi sảng, minh chứng cho tri thức đó, cần tiếp tục nghiên cứu nâng cao hiệu quả các bài thuốc dán gian - đưa ra công thức bào chế tối ưu cho sản phấm bảo vệ sức khỏe dưới dạng tán dược, thương mại hóa sản phẩm, chuyển giao quy trinh cho dơn vị sản xuất đi kèm với phát triển các vùng dược liệu. Với sự liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất và cộng đồng địa phương, các bước tiếp cận này có mục tiêu gia tăng giá trị sản phầm có nguồn gốc địa phương, phát triển sinh kế cho cộng đồng, từ đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho vùng Tây Bắc.

Bài thuốc dân gian; Chữa bệnh; Gan; Mật; Bảo vệ; Vị thuốc; Thành phần hóa học; Hoạt tính; Quy trình bào chế; Sản phẩm; Viên nang

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN, Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

03 bằng sáng chế và 01 bằng giải pháp hữu ích

2 Tiến sỹ; 3 Thạc sỹ