- Nghiên cứu quy trình tổng hợp Axizol làm thuốc chống nhiễm độc khí carbon monoxit
- Sản xuất thử các giống cẩm chướng (Hồng Ngọc Hồng Hạc) và hoa cúc (VCM2 VCM3) được tạo ra bằng đột biến in vitro
- Nghiên cứu khai thác cơ sở dữ liệu khí tượng toàn cầu NOAA độ phân giải cao xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai tỉnh Ninh Bình
- Xây dựng mô hình điểm về áp dụng phương pháp Kiểm soát chi phí dòng nguyên liệu - MFCA trong doanh nghiệp
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số sản phẩm cấy ghép sử dụng trong y tế bằng hợp kim titan y sinh mác Ti-6Al-7Nb; Ti-5Al-25Fe và đánh giá độ an toàn của sản phẩm
- Nghiên cứu đánh giá và dự báo tiềm năng năng lượng mặt trời phục vụ phát triển năng lượng sạch cho Việt Nam sử dụng kết hợp công nghệ viễn thám và mô hình số trị
- Nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của chì (Pb) lên cấu trúc quần thể vi khuẩn khử sulfate nhằm ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm Pb ở Việt Nam
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ đến sự methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú trên địa bàn Hà Nội
- Phản ứng khử ôxi trên catốt của pin nhiên liệu hyđrô
- Xây dựng chương trình giáo trình và tổ chức đào tạo các nội dung: Văn phòng xanh (Green Office) bảy công cụ mới (New seven tools bảy lãng phí (7 waste) và quản lý nội tại hiệu quả nâng cao (Advanced GHK)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2012-T/25
2017-02-669
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
GS.TS. Tăng Đức Thắng
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải, ThS. Nguyễn Văn Hoạt, TS. Hoàng Quốc Tuấn, PGS.TS. Lê Quốc Tuấn, TS. Nguyễn Việt Dũng, TS. Tô Quang Toản, KS. Vũ Quang Trung, ThS. Phạm Văn Giáp, TS. Nguyễn Thị Phương
Kỹ thuật thuỷ lợi
01/2013
12/2015
17/01/2017
2017-02-669
22/06/2017
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Đã nghiên cứu về phát triển thủy điện thượng lưu sông Mê Công và xác định dung tích hữu ích các hồ trong tương lai gần (kể đến các hồ đang xây dựng, không kể 11 hồ trên thủy điện dòng chính hạ lưu Mê Công) vào khoảng 55 tỷ m³, tạo ra khả năng cắt lũ rất lớn cho hạ lưu, nhất là châu thổ Mê Công. Dung tích có khả năng điều tiết trong mùa khô trên lưu vực Mê Công do các hồ chứa và liên quan đến các hồ chứa là 63-65 tỷ m³;
- Đã nghiên cứu (mới) đánh giá khá toàn diện về mưa vùng ĐBSCL. Theo đó, việc đánh giá được thực hiện chi tiết cho toàn Bán đảo, theo năm, các tháng với các tần suất khác nhau. Mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất cũng được đánh giá làm cơ sở cho tính toán tiêu thoát;
- Đã sử dụng mô hình toán thủy động lực (được đề tài xây dựng), khảo cứu hoàn nguyên trận lũ 2011, là trận lũ lớn với hạ tầng đã được phát triển rất nhanh trong thời gian qua kể từ sau các trận lũ lớn 2000-2002. Đây là một trong vài kết quả khảo cứu chi tiết nhất (tính đến thời điểm này) về lũ 2011 trên ĐBSCL; đã chỉ rõ được thay đổi dòng lũ tràn bờ tả Campuchia vào ĐTM. Kết quả tính toán chỉ ra rằng, cơ cấu dòng chảy đã có những thay đổi dựa trên so sánh với lũ 2000, theo đó, tỷ lệ dòng tràn so với dòng chính đang giảm với nguyên nhân lên đê dọc theo hai bờ sông Mê Công và Bassac;
- Đã khảo cứu, điều tra, phân tích và đánh giá hệ thống đê bao bờ bao vùng ĐBSCL, và đã xây dựng được bản đồ các vùng bao đê cho năm 2011 và 2016, phục vụ cho phân tích sự phát triển lúa Thu Đông trên Đồng bằng; Các tồn tại của hệ thống thủy lợi hiện nay trong việc phát triển lúa Thu Đông cũng đã được làm rõ;
- Đã khảo cứu, điều tra, phân tích và đánh giá quá trình phát triển sản xuất lúa Thu Đông ở ĐBSCL, và đã xây dựng được bản đồ phân bố lúa Thu Đông năm 2011 và 2016; Đồng thời nghiên cứu đánh giá hiệu ích kinh tế, tác động môi trường của việc sản xuất lúa 3 vụ;
- Đã làm rõ khả năng mất vụ Thu Đông ở vùng ngọt hóa đối với những năm điều kiện không thuận lợi (dòng chảy Mê Công nhỏ, mưa trên Đồng bằng ít, chấm dứt sớm và mặn lên cao);
- Đã xây dựng được bộ số liệu mưa theo các tần suất, từ đó xây dựng được bản đồ hệ số tiêu thiết kế cho toàn Đồng bằng, làm cơ sở để thiết kế các công trình tiêu úng ngập vụ Thu Đông (trạm bơm, cống);
- Đã khảo cứu được sự thay đổi chế độ thủy lực, mức độ ngập ứng với các phương án bao đê khác nhau, dưới các trường hợp thủy văn khác nhau, làm giúp cho việc xem xét việc bao đê sản xuất trong tương lai. Cũng từ kết quả này đã chỉ ra các vùng cần hạn chế bao đê triệt để do tác dụng bất lợi về ngập (nhất là vùng biên giới), trong đó các vùng như Tân Hồng, Hồng Ngự là những vùng cần hạn chế;
- Ứng với từng kịch bản sản xuất lúa Thu Đông vùng ngập sâu, đã chỉ ra được các giải pháp đi kèm với việc bao đê để hạn chế tối đa gây ngập trong điều kiện phát triển thượng lưu, BĐKH-NBD trong hiện tại và tương lai;
- Về giải pháp thủy lợi cho sản xuất Thu Đông ở vùng ngập nông, trũng thấp vùng Bán đảo Cà Mau, theo đó cần kết hợp kiểm soát cục bộ (ô bao) với kiểm soát tổng thế (Hệ thống công trình Cái Lớn - Cái Bé, QL-PH, tuyến cống ven sông Hậu) và trạm bơm cho từng ô bao.
- Đã đề xuất giải pháp cấp nước cho vụ Thu Đông các vùng ngọt hóa: Vùng Nhật Tảo - Tân Trụ (tỉnh Long An), trong đó Đề xuất xây trạm bơm Bà Phủ trên sông Vàm Cỏ Tây (gần rạch Thủ Thừa) và cải tạo kênh, cống; Vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang): Đề xuất xây trạm bơm Xuân Hòa và cải tạo kênh, cống; Vùng dự án ngọt hóa Phong Phú - Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng): Đề xuất xây trạm bơm Đại Ngãi và cải tạo kênh, cống.
- Đã đề xuất biện pháp tăng cường ngọt hóa hiệu quả, chuyển nước ngọt cho vùng Tiếp Nhật, tỉnh Sóc Trăng bằng giải pháp xây cống-âu thuyền trên sông Đại Ngãi và sông Mỹ Xuyên cùng với xây một số cống ven sông Hậu phía trên Đại Ngãi. Đây cũng là giải pháp phù hợp trong ứng phó với BĐKH-NBD.
- Định hướng giải pháp ứng phó với BĐKH–NBD cho vấn đề sản xuất nông nghiệp trên ĐBSCL đã được đề xuất, theo đó vấn đề thiếu nước ở các hệ thống ngọt hóa ven biển do xâm nhập mặn được giải quyết bằng việc làm các cống kiểm soát mặn ven các sông lớn cùng với các trạm bơm ở nơi có khả năng ngọt lúc chân triều. Tuy vậy, nghiên cứu cũng đề xuất là giảm dần diện tích Thu Đông ở các vùng này.
- Đã đề xuất những biện pháp quản lý vận hành các hệ thống ứng với các điều kiện khác nhau (mới ở mức gợi ý về nguyên lý). Theo đó, công tác dự báo và nâng cấp thiết bị cống là rất quan trọng.
Hiệu quả kinh tế của đề tài đến nay chưa được tổng kết đánh giá bằng con số cụ thể. Tuy nhiên các kết quả của đề tài đã được ứng dụng nhiều trong thực tế sản xuất, các giải pháp đề xuất của đề tài đã mang lại hiệu quả phục vụ sản xuất và có tác động tích cực đến sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với giải công trình đê bao để bảo vệ cho khoảng 800.000 ha lúa vụ Thu đông ở ĐBSCL đã góp phần ổn định sản xuất các tỉnh đầu nguồnAn Giang, Đồng Tháp và Long An.
Lúa; Thủy lợi; Đồng bằng sông Cửu Long
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 tiến sĩ và 04 thạc sĩ