- Khắc phục hiện tượng chết xanh và rạn vỏ trái trên cây quýt hồng tại huyện Lai Vung – Đồng Tháp
- Xu hướng biến đổi của tôn giáo và tác động đến đời sống xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đang đặt ra phương hướng giải quyết
- Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đánh giá các mặt chuẩn mực nước biển (mặt 0 độ sâu trung bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu một số phương pháp đo đạc trong tương thích điện từ của các hệ thống thông tin nhiều ăng-ten
- Nghiên cứu đánh giá khả năng phát tán và ảnh hưởng của phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Cảng Phòng Thành và Xương Giang đến Việt Nam
- Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
- Nghiên cứu sản xuất dầu thủy lực vi nhũ sử dụng cho các hệ thống thủy lực trong khai thác than hầm lò
- Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học
- Nghiên cứu công nghệ bảo quản lạnh trứng phôi cá tra và tôm sú
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-64/15
2018-02-1061/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các mô hình thu gom khai thác bền vững nguồn nước mạch lộ phục vụ cấp nước sạch cho các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước khu vực Tây Nguyên
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Phạm Thế Vinh
ThS. Đỗ Đắc Hải; GS.TS. Trần Thị Thanh; TS. Khương Văn Huân; ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang; TS. Tô Đình Huyến; TS. Ngô Đức Chân; TS. Phan Chu Nam; TS. Ngô Tuấn Tú; KS. Nguyễn Lưu; CN. Trần Thị Thu Hương; KS. Nguyễn Đăng Luân
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
01/12/2015
01/05/2018
04/09/2018
2018-02-1061/KQNC
31/10/2018
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Một công trình tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Công trình áp dụng mô hình thu gom nguồn nước mạch lộ sử dụng công nghệ tường chắn kết hợp băng thu nước. Thiết kế của công trình là cung cấp 80.000 lít/ ngày đêm (tương đương khoảng 0,93 l/s) và nhiệm vụ của công trình sẽ cấp nước sinh hoạt cho 160 hộ/ 1.000 nhân khẩu đảm bảo cung cấp nước theo TCXDVN 33/2006-BXD.
- Một công trình tại xã A Dok, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Công trình áp dụng mô hình thu gom nguồn nước mạch lộ sử dụng công nghệ băng thu nước phân tán. Thiết kế của công trình là cung cấp 64.000 lít/ ngày đêm (tương đương 0,74 l/s) và nhiệm vụ của công trình sẽ cấp nước sinh hoạt cho 165 hộ/ 800 nhân khẩu đảm bảo cung cấp nước theo TCXDVN 33/2006-BXD.
Cả 02 công trình được thi công, hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động vào đầu tháng 3/2018. Công trình từ lúc khảo sát chọn ví trí, đến khi thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và chính thức đưa vào hoạt động đều có sự tham gia phối hợp tích cực giữa các bên bao gồm đơn vị thiết kế thi công, các nhà khoa học, chính quyền và người dân địa phương. Việc chuyển giao công trình, bàn giao và hướng dẫn cho địa phương đã được thực hiện rốt ráo. Từ thời điểm đưa vào vận hành cho đến nay 02 công trình đã hoạt động hiệu quả và nguồn nước đủ đáp ứng cho các hộ sử dụng cả mùa mưa và mùa khô. Dự án 3 “Xây dựng thí điểm hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước đặc trưng” sắp tới sẽ được triển khai và kết quả nghiên cứu của các mô hình đề xuất trong đề tài sẽ là căn cứ cho việc thực hiện tiếp dự án đó.
Kể từ khi đưa vào vận hành, ban chủ nhiệm đề tài đã nhiều lần lên kiểm tra 02 công trình. Kết quả kiểm tra cho thấy công trình đang hoạt động hiệu quả và có thể mở rộng thêm các hộ dùng nước. Vào mùa khô lượng nước cấp đủ và mùa mưa lượng nước thu gom từ các mạch lộ sau đó được tích trữ trong bể chứa có phần khá dư thừa. Công trình đạt hiệu quả sử dụng cao. Công trình được xây dựng đơn giản kết hợp với công nghệ thu gom nước hiệu quả, giá thành phù hợp và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu của người dân với chất lượng khá tốt. Vận hành hệ thống đơn giản, phù hợp với phong tục và tập quán của người dân. Kỹ thuật xây dựng công trình cấp nước có thể nhân rộng ra cộng đồng theo cụm dân cư tập trung của đồng bào dân tộc vùng khan hiếm nước nói riêng và cả vùng Tây Nguyên.
Tài nguyên nước; Nguồn nước mạch lộ; Khai thác; Bảo vệ nguồn nước; Ô nhiễm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 Thạc sỹ