- Khai thác và phát triển nguồn gen gà Hắc Phong và gà Tò
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung kim loại -hữu cơ (MOFs) làm xúc tác cho các phản ứng ghép đôi carbon - dị tố
- Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động tư vấn về khoa học và công nghệ tại các khu công nghiệp
- Nghiên cứu và phát triển các kĩ thuật giải bài toán hoạch định tuyến xe và các biến thể mới
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá cán bộ khối các ban phong trào cơ quan Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Tối ưu quản lý tài nguyên trong mạng di động có lưu trữ nội dung
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các bậc thang thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông đến dòng chảy môi trường kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu bất lợi
- Nghiên cứu ứng dụng của công nghệ viễn thám và phương pháp trắc lượng hình thái trong xây dựng bộ tiêu chí giám sát quá trình suy thoái chất lượng rừng ngập mặn phục vụ công tác bảo tồn phục hồi rừng ngập mặn và sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển thử nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và Cà Mau
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm V-Flood phục vụ dự báo lũ cho khu vực Đông Bắc Áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Lục Nam
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú giáo tỉnh Bình Dương
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-64/15
2018-02-1061/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các mô hình thu gom khai thác bền vững nguồn nước mạch lộ phục vụ cấp nước sạch cho các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước khu vực Tây Nguyên
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Phạm Thế Vinh
ThS. Đỗ Đắc Hải; GS.TS. Trần Thị Thanh; TS. Khương Văn Huân; ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang; TS. Tô Đình Huyến; TS. Ngô Đức Chân; TS. Phan Chu Nam; TS. Ngô Tuấn Tú; KS. Nguyễn Lưu; CN. Trần Thị Thu Hương; KS. Nguyễn Đăng Luân
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
01/12/2015
01/05/2018
04/09/2018
2018-02-1061/KQNC
31/10/2018
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Một công trình tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Công trình áp dụng mô hình thu gom nguồn nước mạch lộ sử dụng công nghệ tường chắn kết hợp băng thu nước. Thiết kế của công trình là cung cấp 80.000 lít/ ngày đêm (tương đương khoảng 0,93 l/s) và nhiệm vụ của công trình sẽ cấp nước sinh hoạt cho 160 hộ/ 1.000 nhân khẩu đảm bảo cung cấp nước theo TCXDVN 33/2006-BXD.
- Một công trình tại xã A Dok, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Công trình áp dụng mô hình thu gom nguồn nước mạch lộ sử dụng công nghệ băng thu nước phân tán. Thiết kế của công trình là cung cấp 64.000 lít/ ngày đêm (tương đương 0,74 l/s) và nhiệm vụ của công trình sẽ cấp nước sinh hoạt cho 165 hộ/ 800 nhân khẩu đảm bảo cung cấp nước theo TCXDVN 33/2006-BXD.
Cả 02 công trình được thi công, hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động vào đầu tháng 3/2018. Công trình từ lúc khảo sát chọn ví trí, đến khi thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và chính thức đưa vào hoạt động đều có sự tham gia phối hợp tích cực giữa các bên bao gồm đơn vị thiết kế thi công, các nhà khoa học, chính quyền và người dân địa phương. Việc chuyển giao công trình, bàn giao và hướng dẫn cho địa phương đã được thực hiện rốt ráo. Từ thời điểm đưa vào vận hành cho đến nay 02 công trình đã hoạt động hiệu quả và nguồn nước đủ đáp ứng cho các hộ sử dụng cả mùa mưa và mùa khô. Dự án 3 “Xây dựng thí điểm hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước đặc trưng” sắp tới sẽ được triển khai và kết quả nghiên cứu của các mô hình đề xuất trong đề tài sẽ là căn cứ cho việc thực hiện tiếp dự án đó.
Kể từ khi đưa vào vận hành, ban chủ nhiệm đề tài đã nhiều lần lên kiểm tra 02 công trình. Kết quả kiểm tra cho thấy công trình đang hoạt động hiệu quả và có thể mở rộng thêm các hộ dùng nước. Vào mùa khô lượng nước cấp đủ và mùa mưa lượng nước thu gom từ các mạch lộ sau đó được tích trữ trong bể chứa có phần khá dư thừa. Công trình đạt hiệu quả sử dụng cao. Công trình được xây dựng đơn giản kết hợp với công nghệ thu gom nước hiệu quả, giá thành phù hợp và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu của người dân với chất lượng khá tốt. Vận hành hệ thống đơn giản, phù hợp với phong tục và tập quán của người dân. Kỹ thuật xây dựng công trình cấp nước có thể nhân rộng ra cộng đồng theo cụm dân cư tập trung của đồng bào dân tộc vùng khan hiếm nước nói riêng và cả vùng Tây Nguyên.
Tài nguyên nước; Nguồn nước mạch lộ; Khai thác; Bảo vệ nguồn nước; Ô nhiễm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 Thạc sỹ