liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

2018-53-1219/KQNC

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Viện Việt Nam học và khoa học phát triển

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS. TS. Phạm Văn Lợi

ThS. Đặng Ngọc Hà; PGS. TS. Vương Toàn; TS. Vi Văn An; GS. TS. Trương Quang Hải; PGS. TS. Lê Sỹ Giáo; PGS. TS. Lâm Bá Nam; PGS. TS. Trần Trung; TS. Vũ Trường Giang; TS. Hà Thị Hải Yến; TS. Nguyễn Trường Giang; TS. Lâm Minh Châu; TS. Hoàng Thị Tố Quyên; TS. Mai Văn Tùng; ThS. Bùi Minh Thuận; ThS. Đỗ Văn Đức; ThS. Giang Văn Trọng; ThS. Nguyễn Thị Phương Anh; ThS. Phùng Thị Thanh Lâm; ThS. Nguyễn Thị Huệ

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

01/2016

06/2018

14/11/2018

2018-53-1219/KQNC

10/01/2019

Cục Thông tin KH và CN Quốc gia

- Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng vào việc phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các cộng đồng dân tộc Thái thuộc vùng Tây Bắc nói riêng, công đồng cư dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung - Các sản phẩm khoa học của đề tài (Báo cáo Tổng hợp, Báo cáo Khuyến nghị) đã được gửi tới UBND các tỉnh có đông cộng đồng dân tộc Thái sinh sống, gồm Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Son La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An (một số tỉnh đã yêu cầu gửi thẳng các sản phẩm này tới Sở KH&CN cấp tỉnh) để các tỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của thực tế cuộc sống mà áp dụng/ sử dụng và triển khai việc áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế đồng cư dân (đầu tiên và tập trung nhất chắc chắn là các cộng đồng cư dân dân tộc Thái; sau là cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh), trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Các sản phẩm của đề tài cũng đã được gửi tới (1) ủy ban Dân tộc của Chính phủ, (2) Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và (3) Ban Dân vận Trung ương để các đơn vị/ cơ quan đó tùy thuộc vào yêu cầu công việc của cơ quan có thể có những ứng dụng/ áp dụng phù hơp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường vùng cư trú của cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. - Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng vào việc phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các cộng đồng dân tộc Thái thuộc vùng Tây Bắc nói riêng, công đồng cư dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung - Các công trình in ấn, xuất bản của đề tài (gồm sách và các bài báo in trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, là sản phẩm của đề tài) đã được công bố phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy (đào tạo) về cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam nói riêng, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nỏi chung, trong quá trình phát triển và phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lai;
15549
Đề tài đề xuất giải pháp duy trì diện tích ruộng nước và hoạt động canh tác lúa nước (đặc biệt là duy trì hoạt động canh tác lúa nước theo phương thức truyền thống, hạn chế tăng vụ, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...) kết họp với việc tiếp thu và phát triển các hoạt động kinh tế mới phù hợp, như các hoạt động kinh doanh, dich vụ; các nghề tự do, đặc biệt là lựa chọn, phật triển và phát triển bền vững du lịch và du lịch cộng đồng. Điều này không chỉ giúp nâng cao vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc mà còn đem lại những hiệu quả kinh tế trực tiếp, cụ thể cho các cộng đồng cư dân. Đầu diện tích ruộng nước/ lúa nước sẽ đem lại cho người dân, phần lớn là người Thái, khả năng duy trì một hoạt động kinh tế có hiệu quả cao và ổn định hơn hẳn các hoạt động canh tác nương rẫy và khai thác lâm thổ sản trong điều kiện suy giam diện tích và chất lượng rừng như hiện nay. Đặc biệt, trong tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, dẫn đến tình trạng suy giảm diện tích canh Nam nói riêng, vùng Đông Nam Á và trên thế giới nói chung. Thêm nữa, việc duy trì hoạt động canh tác ruộng nước theo phương thức truyền thống (hạn chế tăng vụ, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...) là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, khi vấn đề an toàn thực phẩm/ thực phẩm an toàn đã và đang được đặt ra một cách cấp thiết ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Điều đó sẽ góp phần nâng cao giá trị của các mặt hàng lương thực, thực phẩm do người Thái sản xuất ra, đem lại nguồn thu ngày càng ổn định, quan trọng cho từng gia đình và cả cộng đồng cư dân. Thứ hai, việc lựa chọn và phát triển một số hoạt động kinh tế mới phù họp là cần thiết không chỉ với cộng đồng dân tộc Thái mà còn là cần thiết cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc nói riêng, trên toàn bộ nói chung, như hoạt động kinh doanh, buôn bán, các nghề tự do,... làm công nhân các nhà máy, xí nghiệp, ra nước ngoài làm thuê, nhất là phát triển và phát triển bền vững hoạt động du lịch cộng đồng. Đặc biệt, các hoạt động kinh tế mới này (nhất là hoạt động du lịch và du lịch cộng đồng) còn tạo cơ hội giúp nhiều nghề thủ công truyền thống của các người Thái và các dân tộc thiểu số có cơ hội tồn tại, phát triển, đem lại nguồn thu cho cư dân, tiêu biểu nhất là nghề dệt, nghề đan.

Dân tộc thiểu số; Phát triển bền vững; Cộng đồng; Vai trò; Dân tộc Thái

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Việc ứng dụng kết quả của đề tài đương nhiên sẽ góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Cụ thể, trên góc độ đào tạo, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành xuất sắc về cả số lượng và chất lượng so với đăng ký. Đã có 02 học viên cao học do các thành viên thực hiện đề tài hướng dẫn bảo vệ xuất sắc luận văn và 01 Nghiên cứu sinh do thành viên nhóm thực hiện đề tài hướng dẫn đã hoàn thành và bảo vệ xong 03 chuyên đề Tiến sĩ, trong đó có 01 chuyên đề Tổng quan. Cho đến thời điểm hiện tại, ít nhất có thêm 01 luận án Tiến sĩ Chính trị học đã sử dụng đề tài như một nguồn tài liệu quan trọng.