Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-34/20

2023-02-0405/NS-KQNC

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng gắn với Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất)

Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Ngô Huy Kiên

TS. Hà Văn Định, TS. Nguyễn Quang Dũng, TS. Vũ Anh Tú, TS. Nguyễn Hùng Cường, PGS.TS. Đặng Hồng Sơn, TS. Phạm Hồng Long, CN. Trương Quang Quý, CN. Lương Thị Thái Thanh, ThS. Vi Trần Thùy, TS. Ngô Xuân Nam, ThS. Phùng Ngọc Trường, TS. Vũ Thanh Nguyên

Kinh doanh và quản lý

09/2020

08/2022

18/12/2022

2023-02-0405/NS-KQNC

20/03/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài đã xây dựng được Hệ thống quản lý bộ cơ sở dữ liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với phát triển du lịch và bảo tồn, phát triển bền vững công viên địa chất dưới dạng website và tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng. Điều này đã góp phần hệ thống hóa dữ liệu, tăng cường thu hút khách tham quan theo các kênh thông tin, các chuyên đề, mục đích khác nhau. Mô hình du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng của đề tài được chuyển giao cho địa phương. Kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị du lịch bền vững liên kết với các bên liên quan (cộng đồng, cơ quan quản lý và doanh nghiệp) của đề tài đã được khai thác, tập trung thúc đẩy nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Hệ thống cơ chế chính sách được đề xuất đã được địa phương xem xét và vận dụng phù hợp, góp phần thu hút các nguồn lực về tài chính từ các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.
22055
Hiệu quả kinh tế a. Khả năng về thị trường Là công trình khoa học dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, là công cụ trực quan trong giảng dạy cho các trường đại học và sau đại học về phát triển du lịch bền vững, khai thác và bảo vệ di sản địa chất và du lịch gắn với công viên địa chất. Hệ thống cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với phát triển du lịch và bảo tồn, phát triển bền vững công viên địa chất, góp phần nâng cao năng lực quản lý và tăng cường công tác quảng bá thương hiệu du lịch bền vững gắn với công viên địa chất tại Cao Bằng. Bên cạnh đó, hệ thống có thể truy cứu, sử dụng một cách dễ dàng sẽ thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, giúp khách du lịch, các nhà nghiên cứu… tìm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Kết quả mô hình du lịch bền vững gắn với công viên địa chất mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân khi tham gia vào chuỗi giá trị du lịch, góp phần mang đến cho du khách lượng sản phẩm có chất lượng an toàn. Mô hình có thể được áp dung cho các vùng có điều kiện địa lý tương tự. b. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trực tiếp bởi Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, các Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa, đồng thời các kết quả này cũng có thể được sử dụng bởi các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ sở dữ liệu, mô hình của đề tài góp phần vào việc tăng cường thu hút khách tham quan theo các chuyên đề, mục đích khác nhau. Mô hình của đề tài đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Hệ thống cơ chế chính sách được đề xuất góp phần thu hút các nguồn lực về tài chính từ các doanh nghiệp đầu tư phát triển vòa du lịch tỉnh Cao Bằng. c. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng sản phẩm Trong quá trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng sản phẩm của đề tài, có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện, cập nhật bổ sung hệ thống và xây dựng các cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, quảng bá hình ảnh, truy tìm điểm đến của du khách. Mặt khác, trong việc ứng dụng triển khai mô hình, các doanh nghiệp được liên kết trong nhiều khâu: (i) phát triển du lịch bền vững gắn với công viên địa chất toàn cầu (homestay, tour tham quan, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ẩm thực…); (ii) cung ứng giống, vật tư, quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn; tham gia liên kết trong việc thu mua, bảo quản và chế biến sản phẩm. Hiệu quả xã hội - Sản phẩm của đề tài làm cơ sở khoa học góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản thiên nhiên, nâng cao giá trị gia tăng của du lịch Cao Bằng. - Các kết quả đề xuất giải pháp thực hiện, mô hình du lịch bền vững khi được nhân rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo sinh kế cho người dân, bảo tồn các di sản công viên địa chất. - Hệ thống cơ sở dữ liệu của đề tài là các số liệu đã được chuẩn hoá, góp phần vào việc khai thác, sử dụng số liệu có hiệu quả của các cơ quan có liên quan.

Du lịch; Môi trường; Điều kiện tự nhiên; Kinh tế xã hội; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không