
- Phát triển các phương pháp phần tử hữu hạn trơn để tính toán và tối ưu hóa một số bài toán trong môi trường đa vật lý
- Động lực học và hành xử pha của các polymer sinh học trong các mô hình đơn giản
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ổn định và liên kết các giồng cát ven biển tại các tỉnh Trung Bộ để tạo thành đê biển tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng
- Xây dựng mô hình hợp tác xã chăn nuôi kiểu mới theo hướng phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
- Nghiên cứu xây dựng qui trình ứng dụng vạt cuống mạch liền tạo hình khuyết hổng phần mềm bàn ngón tay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
- Phát triển bền vững con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- Xác định mức độ ô nhiễm môi trường phân bố thành phần và đánh giá rủi ro đến sinh thái sức khỏe con người của các hợp chất perflo hóa (PFCs) – nhóm hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy mới tại một số khu vực ở miền Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác cảnh báo ngập lụt hạ lưu hồ chứa nước và đề xuất giải pháp ứng phó cho các hồ đập và vùng hạ du trong các tình huống xả lũ vỡ đập khu vực Bắc Trung Bộ (BTB)
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển các khu công nghệ cao ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020
- Xây dựng các mô hình hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong trường trung học tỉnh Ninh Bình



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
104.02-2019.53
2023-48-1138/NS-KQNC
Nghiên cứu điều chế một số xúc tác giả sinh học kích thước nano trên cơ sở hematin và đánh giá khả năng thay thế enzyme horseradise peroxidase (HRP) trong các phân tích sinh hóa hay chế tạo vật liệu y sinh học
Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS. TS.Trần Ngọc Quyển
TS. Lê Thị Phương, GS.TS. Nguyễn Cửu Khoa, TS. Vũ Văn Vân, ThS. Nguyễn Đình Trung,ThS. Huỳnh Hoàng Hạnh, KS. Nguyễn Công Trực
Công nghệ sinh học
01/09/2019
01/09/2023
26/06/2023
2023-48-1138/NS-KQNC
21/07/2023
Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia
Kết quả nhiệm vụ đã tổng hợp các dẫn xuất hematin có cấu trúc nano tan hoặc phân tán tốt trong nước và tương hợp sinh học như: nano từ tính mang dẫn xuất hematin hòa tan mà có thể thu hồi khỏi dung dịch polymer hóa, nano polyamidoamine dendrimer biến tính bề mặt với hematin hay hệ gelatin-hematin. Các sản phẩm điều chế có nhiều tâm xúc tác và có tiềm năng thay thế enzyme HRP trong các phân tích sinh hóa cũng như chế tạo vật liệu y sinh học.
Trong đề tài này, chúng tôi tổng hợp 3 hệ xúc tác giả sinh học trên cơ sở hematin kết hợp các polymer chức năng tương hợp sinh học hoặc nano từ tính. Các xúc tác trên có nhiều ưu điểm sau: Hệ xúc tác nano dendrimer “hematin có nhiều tâm xúc tác: Trên cơ sở các đặc tính cấu trúc của dendrimer như có kích thước ổn định 2-10 nm (tùy từng thế hệ), tan rất tốt trong nước và có rất nhiều nhóm chức amine hoặc carboxylic hay ester nên dễ dàng biến tính với nhiều phân tử hematin tạo hệ xúc tác nano với nhiều tâm xúc tác trên bề mặt và có độ ổn định cấu trúc cao. Hơn nữa, với đặc tính cấu trúc rất giàu điện tử có thể tạo ra sự cộng hợp để tăng hoạt tính tâm xúc tác hematin. Hệ nano từ tính được biến tính các dẫn xuất hòa tan của hematin: Hệ xúc tác giả sinh học trên cũng có thể biến tính với nhiều dẫn xuất hematin hòa tan nên sẽ có nhiều tâm xúc tác và có độ ổn định cấu trúc cao. Hệ xúc tác sinh học trên có thể được tách khỏi dung dịch phản ứng dễ dàng và có thể tái sử dụng. Đây là vấn đề có ý nghĩa trong việc tổng hợp các polymer như polyaniline hay các polymer trên cơ sở dẫn xuất aniline hay phenol. Xúc tác được đưa vào dung dịch phản ứng để tạo ra các radial sau đó dùng nam châm cảm ứng từ để thu hồi và phản ứng polymer hóa vẫn tiếp tục phát triển để thu sản phẩm không bị pha tạp. Bên cạnh 2 hệ xúc tác nano trên, hệ xúc tác gelatin-hematin cũng được nghiên cứu phát triển. Hệ gelatin-hematin có nhiều tâm xúc tác (hematin gắn vào các nhóm amine tự do trên chuỗi gelatin), tương hợp sinh học và khả năng giảm cấp sinh học nhanh. Hệ xúc tác này được mong đợi rất phù hợp để hỗ trợ chế tạo các gel sinh học cho các ứng dụng trong y sinh. Với 3 hệ xúc tác giả sinh học đề xuất trên, nhiều khuyết điểm của enzyme HRP có thể được khắc phục. Với mỗi ứng dụng cụ thể có thể sử dụng một hệ xúc tác thích hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vật liệu y sinh; Phân tích sinh hóa; Xúc tác
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
Hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ.