liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

15/2021/KQNC

Nghiên cứu giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển du lịch

Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

TS. Bùi Văn Mạnh

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

01/2020

08/2021

17/09/2021

15/2021/KQNC

14/10/2021

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Đề tài đã xây dựng 05 nhóm giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu Di sản. Trong giai đoạn 2021 – 2023, căn cứ vào nguồn lực của đơn vị, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã triển khai ứng dụng, thực hiện một số nội dung giải pháp sau: Về cơ chế, chính sách đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng Di sản: Tiếp tục tập trung nguồn lực, đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua việc hoàn thiện các hạng mục xây dựng CSHT du lịch trên địa bàn với tổng giá trị khối lượng hoàn thành, giải ngân đạt 804.062 triệu đồng từ nguồn vốn NSNN; Tham mưu xây dựng Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 – 2030, trong đó ngoài những chính sách chung hỗ trợ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn có chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tập trung vào 02 nội dung đặc thù hỗ trợ cộng đồng dân cư trong khu vực Di sản: Hỗ trợ tu bổ, sửa chữa nhà mang kiểm dáng kiến trúc truyền thống và hỗ trợ xây dựng mới nhà ở. Về xây dựng và nhân rộng mô hình sinh kế hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng Di sản: Tham mưu triển khai Chương trình hỗ trợ và phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại xã Sơn Hà, huyện Nho Quan năm 2022. Trong nội dung chương trình, đã tiến hành khảo sát thực trạng và tư vấn cho địa phương xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng kết nối với các di tích lịch sử văn hóa và làng nghề truyền thống; tổ chức 02 lớp đào tạo kiến thức vận hành mô hình du lịch cộng đồng với hơn 100 người tham dự; Hỗ trợ phương tiện, dụng cụ và trang thiết bị để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại thị trấn Mộc Châu, Sơn La; Về đào tạo nghề cho lực lượng lao động: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề hằng năm cho lực lượng lao động trong khu Di sản. Trong 3 năm từ 2021 – 2023 đã phối hợp đào tạo cho hơn 400 lượt lao động tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu di sản; Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về bảo tồn phát huy giá trị Di sản gắn với phát triển du lịch và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư: Về công tác quy hoạch: Tham mưu lập Quy hoạch phân khu các khu vực trong Quần thể danh thắng Tràng An (các khu 3-1, 3-2, 3-3 trong Quy hoạch chung Đô thị Ninh Bình đền năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 29/3/2023; Lập Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 10/7/2023; phối hợp lập Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 07/02/2023; Tham gia, góp ý các Quy hoạch liên quan tới Quần thể danh thắng Tràng An như: Quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm Ninh Hải - Ninh Thắng (khu 4-1), Quy hoạch phân khu 4-4 (phân khu nông thôn) trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bảo vệ Di sản: Tham mưu xây dựng và phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong phạm vi Di sản thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Đã ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch với UBND huyện Hoa Lư; Sở Du lịch với UBND huyện Gia Viễn. Hiện đang tiếp tục hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch với UBND thành phố Ninh Bình và một số ngành, địa phương liên quan. Về công tác tuyên truyền, tập huấn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn Di sản cho các tầng lớp nhân dân trong khu Di sản. Giai đoạn 2021 – 2023 đã tổ chức 08 chương trình tuyên truyền cho đối tượng là người dân địa phương, học sinh phổ thông trong phạm vi Di sản về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản. Tổng số người tham dự tập huấn đạt trên 3.900 lượt người. Về đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng, miền trong cả nước và quốc tế để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư; Hằng năm đều tổ chức các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý Di sản tại các Khu di sản trong cả nước. Trong giai đoạn 2021 - 2023, đã tổ chức học tập kinh nghiệm quản lý Di sản tại Di sản văn hóa Cố đô Huế; Di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng và Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Hợp tác với Hiệp hội du lịch các địa phương: Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch tại các địa phương trong cả nước. Năm 2021, tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau, Bến Tre…); Năm 2022, tại các tỉnh miền Trung ((Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình), Năm 2023, tại các tỉnh Tây Nguyên (Đák lak, Gia Lai…) Phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hiệp hội Du lịch Ninh Bình triển khai dự án “Quản lý Di sản Thế giới hậu COVID-19: Tích hợp các chiến lược Bảo tồn, Du lịch và Sinh kế địa phương tại các Di sản Thế giới”. Dự án này được điều phối bởi Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO và Văn phòng Hà Nội nhằm hỗ trợ tích hợp các chiến lược bảo tồn, du lịch bền vững và sinh kế địa phương tại các khu Di sản Thế giới. Với mục tiêu quảng bá giá trị của phương pháp tiếp cận phát triển bền vững và phát triển dựa trên địa điểm nhằm quảng bá các sản phẩm và phong tục tập quán truyền thống đặc trưng tại địa phương, Văn phòng UNESCO Hà Nội tổ chức hoạt động đào tạo quy tụ các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng văn hóa Omotenashi (Lòng Hiếu Khách) nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện cơ sở vật chất, quy trình và văn hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực du lịch và thủ công truyền thống tại Quần thể danh thắng Tràng An. Tổ chức đón các đoàn Farmtrip trong và ngoài nước: Năm 2022 và 2023, phối hợp đón tiếp 02 đoàn Farmtrip với tổng số hơn 300 đại diện của các hãng lữ hành, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong và ngoài nước (năm 2021, không tổ chức Farmtrip do dịch bệnh Covid-19).
NBH-UDKQ-10-2024
- Việc triển khai ứng dụng đồng bộ các giải pháp “Đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An đã có những tác động tích cực tới hoạt động kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu Di sản. Cùng với chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương đã tạo nên một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn nói chung và cộng đồng trong khu Di sản nói riêng, góp phần cùng các địa phương trong khu Di sản làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư và hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. - Việc triển khai ứng dụng các giải pháp của Đề tài nghiên cứu cũng góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, của các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phạm vi Di sản trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản. Các trường hợp vi phạm về môi trường, cảnh quan (trật tự xây dựng, quản lý sử dụng đất) đã giảm mạnh qua các năm (năm 2022, có trường hợp vi phạm. năm 2023, chỉ còn trường hợp vi phạm). - Việc triển khai ứng dụng thành công một những giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu Di sản có một ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản, Có tác động tích cực đến nhận thức của chính quyền các cấp và người dân địa phương về vai trò, giá trị của Di sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; phát huy được vai trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ Di sản và phát triển du lịch bền vững.

Sinh kế; Sinh kế bền vững; Dân cư; Du lịch;Di sản.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài vào luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế và Kinh tế Chính trị.