Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

01C-06/01-2015-

2018-10-NS-ĐKKQ

Nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và probiotic để ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi từ bã thải chế biến tinh bột

Viện Công nghệ Sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

Công nghệ Sinh học

Vũ Văn Hạnh

Nguyễn Minh Hường

Sinh tin học

01/2015

06/2017

30/06/2017

2018-10-NS-ĐKKQ

06/04/2018

Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ

- Mô tả phương thức ứng dụng: Chuyển giao các qui trình, sản phẩm (chủng vi sinh vật), hướng dẫn và tập huấn phương pháp thực hiện - Lĩnh vực, phạm vi thực hiện: chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu bã sắn, các nguyên liệu tươi hoặc khô chứa chất bột. - Mô tả hoạt động chính: Đã chuyển giao qui trình và sản phẩm của đề tài cho: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh, Thôn Lệ Kỳ I, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nằm trong khuôn khổ dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học để lên men nguyên liệu sống chứa chất bột và xơ làm thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng tại tỉnh Quảng Bình, 06/2019-05/2023”, Chương trình Nông thôn miền núi, Bộ KH và CN chủ quản. + Về nhân rộng kết quả đề tài: Các sản phẩm của đề tài là các qui trình (Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học chứa đa enzyme, nấm men và probiotic quy mô pilot (100kg/mẻ); Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng lỏng (sản phẩm sau đường hóa và lên men từ bã thải chế biến tinh bột, xử lý bằng chế phẩm sinh học); Quy trình chế biến và sử dụng thức ăn chăn nuôi từ bã thải chế biến tinh bột bằng chế phẩm sinh học quy mô hộ gia đình/cụm hộ gia đình (1 tấn/mẻ) đã hỗ trợ công nghệ này cho doanh nghiệp để thực hiện dự án nông thôn miền núi (Bộ KH và CN chủ quản) “Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học để lên men nguyên liệu sống chứa chất bột và xơ làm thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng tại tỉnh Quảng Bình, 06/2019-05/2023, thuộc CT NTMN. Chủ trì Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh, Thôn Lệ Kỳ I, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Các xã miền núi thuộc Tỉnh Quảng Bình tham gia dự án. + Sản phẩm của đề tài đã được nhân rộng thông qua dự án NTMN nói trên: 01 Mô hình sản xuất 50 tấn chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và lợi khuẩn/năm; 1.500 tấn/năm TĂCN dạng lỏng giàu dinh dưỡng chế biến bằng chế phẩm sinh học; Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học chứa đa enzym và lợi khuẩn trong chế biến thức ăn, quy mô 500 con lợn/dự án, 100 con bò/dự án. Tập huấn cho 300 hộ dân của 5 xã tham gia xây dựng mô hình của Dự án NTMN. Tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh, Thôn Lệ Kỳ I, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Mô tả hình thức chuyển giao công nghệ: + Số lượng đơn vị tiếp nhận CGCN: 01 + Đơn vị tiếp nhận CGCN: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh, Thôn Lệ Kỳ I, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình + Phương thức chuyển giao: Theo thỏa thuận của khách hàng
- Về kinh tế: Tận dụng được phụ phẩm bã sẵn, các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chứa chất bột và xơ làm thức ăn chăn nuôi lên men bằng chế phâm sinh học của đề tài. Tăng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu phụ phế phẩm thô, tăng giá trị thặng dư của nguyên liệu, giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường của phụ phẩm; Giảm kháng sử dụng trong chăn nuôi, giảm hóa chất độc hại sử dụng trong xử lý môi trường; Giảm giá thành trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. - Hiệu quả kỹ thuật: Sử dụng sản phẩm chế phẩm sinh học (chủng bản địa an toàn, enzyme từ chủng bản địa) để ủ nguyên liệu phụ phế phẩm tươi không cần đun nấu (tiết kiệm năng lượng), thân thiện môi trường - Về kinh tế- XH:  Tạo nhiều công ăn việc làm cho người LĐ;  Cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ MT;  Đảm bảo tốt an toàn LĐ và vệ sinh công nghiệp - Góp phần giảm giá thành của chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường do phụ phẩm bã sắn thải ra. Tăng giá trị thặng dư của phụ phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi. Sản phẩm bã sắn lên men bằng chế phẩm sinh có thể thay thế 20-30 thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Lên men trực tiếp nguyên liệu tươi sống (không cần nấu chin) bằng chế phẩm sinh học tiết kiệm được điện, than củi. -Về Môi trường: Hạn chế phụ phẩm thải ra môi trường gây ô nhiễm MT, hạn chế phát sinh vi sinh vật gây bệnh từ phụ phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. - Ý nghĩa khoa học: chế phẩm sinh học chứa các chủng lợi khuẩn và đa enzyme; các chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis BSVN15, nấm men S. cerevisiae Sc 2.75 và L. acidophilus GL2 được phân lập từ bản địa an toàn, có hoạt lực sinh học cao. Các enzyme (amylaseS, cellulase, …) được sản xuất từ nấm sợi Aspergillus niger A13 có hoạt lực mạnh để thủy phân chất bột và xơ. Chủng nấm sợi cũng được phân lập tử bản địa, an toàn. Bộ chủng vi sinh vật có lợi và nấm sợi từ đề tài là minh chứng và bổ sung thêm cho nguồn gen vi sinh vật bản địa có tiềm năng ứng dụng trong xử lý môi trường và chế biến thức ăn. Sản phẩm đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất quan tâm.

chế phẩm sinh học, chế biến thức ăn chăn nuôi, tinh bột

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ