- Phân tích đẳng hình học: sự hợp nhất giữa mô hình và mô phỏng các bài toán cơ học
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống đo lường điều khiển trộn phụ gia nhựa đường theo công nghệ Carboncor
- Khai thác và phát triển nguồn gen vi sinh vật tổng hợp prodigiosin có hoạt tính chống ung thư
- Phát triển khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam
- Nghiên cứu luận cứ khoa học của hệ thống giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến các yếu tố cực trị hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm ở Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững
- Chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu thành phần cơ chất sẵn có tại địa phương để trồng nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sp)
- Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La Hòa Bình Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt
- Ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền quảng bá di sản văn hóa và danh thắng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ tới các quốc gia trên thế giới
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo dây chuyền xử lý rơm rạ và đóng bịch nấm tự động phục vụ sản xuất nấm ăn cho các hộ trồng nấm tại Hải Phòng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2011-G/40
2015-02-555
Nghiên cứu kết cấu công trình và giải pháp xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
GS.TS. Trần Đình Hòa
ThS. Ngô Thế Hưng, ThS. Bùi Cao Cường, ThS. Trần Minh Thái, ThS. Bùi Mạnh Duy, ThS. Vũ Tiến Thư, TS. Kiều Xuân Tuyển, TS. Tô Văn Thanh, ThS. Vũ Quốc Công, PGS.TS. Nguyễn Khắc Nghĩa
Kỹ thuật xây dựng
10/2011
10/2014
12/06/2015
2015-02-555
04/08/2015
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Trên cơ sở tổng quan các công nghệ xây dựng các công trình đê biển, cống kiểm soát triều, âu thuyền...có ở trong nước cũng như trên thế giới, đề tài đã đề xuất được 06 giải pháp kết cấu đê biển, 03 giải pháp kết cấu cống kiểm soát triều, 04 giải pháp âu thuyền, kết cấu cầu giao thông, kết cấu bảo vệ mái đê và nhiều hạng mục phụ trợ khác. Ngoài tuyến đê chính, đề tài cũng đã phân tích và đề xuất giải pháp cho các công trình có liên quan như: Hệ thống công trình cống và âu thuyền trên sông Lòng Tàu, đê bao rừng Cần giờ và Đập đất trên sông Đồng Tranh.
- Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp tính toán cho các hạng mục công trình trên tuyến đê biển: Đánh giá từ các điều kiện biên, các yếu tố ảnh hưởng đến công trình, mô hình toán...từ đó đề tài đã đề xuất tổng thể các phương án tính toán cho đê biển, cống kiểm soát triều, cầu giao thông. Kết hợp giữa phương pháp tính toán theo phần tử hữu hạn và trạng thái giới hạn, sử dụng nhiều phần mềm tính toán hiện đại, bài toán không gian để mô phỏng và tính toán ổn định kết cấu, thấm, xói và tổng thể cho các hạng mục nhằm lựa chọn quy mô và kích thước công trình một cách hợp lý nhất. Đối với công trình đê biển Vũng Tàu – Gò Công, do tác động của sóng gây ra tải trọng lớn đối với công trình, đặc biệt công trình nằm tại vùng nước khá sâu bởi vậy yếu tố sóng gây tải trọng lớn đối với công trình. Các tính toán đã được trình bày trên cơ sở lý thuyết tính toán bởi các nhà khoa học như hiệp hôi kỹ sư SainFlou, Goda, Tamishaki, Tomoro và quy phạm hiện hành.
- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp thi công tổng thể tuyến đê biển cũng như giải pháp thi công cho các hạng mục công trình.
+ Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu đề xuất bố trí tổng thể, các giải pháp kết cấu công trình, phương pháp tính toán và giải pháp thi công cho các dự án công trình thủy lợi, giao thông…nói chung và các dự án đê biển, cống ngăn sông, kiểm soát triều nói riêng.
Không
Xây dựng;Kết cấu;Kết cấu công trình;Đê biển;Nghiên cứu; Vũng Tàu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 0
- QĐ chấp nhận đơn số 75452/QĐ-SHTT ngày 12/12/2014 “ Đê lấn biển bằng phao hạ chìm”
- QĐ chấp nhận đơn số 75453/QĐ-SHTT ngày 12/12/2014 “ Đê lấn biển bằng hệ cọc cừ”
- Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ góp phần đào tạo 04 Thạc sỹ và 01 Tiến sỹ