Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐLCN.16/14

2019-48-747/KQNC

Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật trong các đầm nuôi tôm góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam

Viện Công nghệ Sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Chu Hoàng Hà

TS. Nguyễn Trung Nam, PGS. TS. Phạm Bích Ngọc, PGS. TS. Lê Văn Sơn, TS. Lâm Đại Nhân, PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, ThS. Trần Trung Thành, ThS. Lê Hoàng Đức, ThS. Lê Thu Ngọc, KS. Nguyễn Thị Thơm

Nuôi trồng thuỷ sản

11/2014

11/2018

13/06/2019

2019-48-747/KQNC

09/07/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Kết quả của đề tài đã xây dựng được bộ dữ liệu về đa dạng sinh học của các hệ vi sinh vật trong đầm nuôi tôm là cơ sở cho việc ứng dụng trong các nghiên cứu về sinh học hệ thống, nghiên cứu vai trò, chức năng của hệ vi sinh trong môi trường đầm ao nuôi tôm. - Xây dựng được mô hình liên quan giữa đa dạng vi sinh vật ở mức độ gen với năng suất, chất lượng tôm nuôi. Phát hiện được các tác nhân gây bệnh mới trên tôm nuôi đặc biệt là tác nhân không phân lập và nuôi cấy được. Việc định danh được các nhóm vi sinh vật có lợi, có hại là cơ sở cho nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học, hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh cho tôm. - Đề tài đã phân lập được 12 chủng vi khuẩn trong đó 11 chủng vi sinh vật chuyển hóa amoni và nitrite trong nước của các ao nuôi tôm và 01 chủng Bacillus subtilis (Việc bổ sung chủng Bacillus subtilis vào bể nuôi tôm mô hình đã làm tăng tỉ lệ sống của tôm khi cảm nhiễm với V. parahaelymoticus sau 7 ngày nuôi). Đây là cơ sở đề xuất mô hình nuôi tôm an toàn sạch bệnh với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học có sử dụng chủng Bacillus subtilis.
16307
Về ý nghĩa khoa học: Đề tài cũng đã xác định được danh mục các OTU một số vi sinh vật thuộc các nhóm Actinomycetales, Fusobacteriales, Ricketsiales, Sphingobacteriales, và Vibrionales có khả năng gây bệnh cho tôm từ cơ sở dữ liệu 16S rRNA metagenome. Khai thác cơ sở dữ liệu và tách dòng và xác định trình tự 06 gen mới hữu ích và đăng ký trên ngân hàng gen NCBI. Dữ liệu khoa học này tạo tiền đề cho các nghiên cứu khai thác sử dụng gen, hệ gen vi sinh vật trong nghiên cứu đa dạng vi sinh vật và chức năng của chúng. - Về hiệu quả kinh tế xã hội: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc quản lý đầm nuôi tôm hiệu quả từ đó những tác động kinh tế mà kết quả của đề tài có thể mang lại: + Giúp nông dân chủ động với việc phòng trừ một số dịch bệnh và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở đầm nuôi tôm. Qua đó góp phần vào phát triển bền vững nghề nuôi tôm của Việt Nam. + Tăng năng suất và chất lượng tôm thương phẩm. + Giảm rủi ro cho nông dân và tăng lợi nhuận. + Giảm sử dụng các chất kháng sinh. - Đối với môi trường: Việc tìm ra các sinh vật hữu ích như chi Pseudomonas giúp chuyển hoá amoni trong nước, chủng Bacillius có khả năng đối kháng loài V. parahaelymoticus, cũng như các gen hữu ích của chúng đã được phân lập là cơ sở để nghiên cứu, phát triển các chế phẩm sinh học, giúp giải quyết các vấn đề về môi trường và bệnh hại trên tôm.

Tôm; Metagenome; Vi sinh vật; Nuôi trồng thủy sản

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 NCS Tiến sỹ 02 Học viên cao học