
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi bò thịt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc
- Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồng mi Ấn độ (Sahyadria denisonii) tại Thành phố Hồ Chí
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư trên thực nghiệm và bào chế viên nang tỏi đen
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Nam Định
- Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu công nghệ nano trong lĩnh vực vật liệu sinh học trong nông nghiệp và y dược đưa ra thị trường
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vancomycin hydrochlorid công suất 1kg/mẻ
- Một số phương pháp phân cụm dữ liệu sử dụng tập mờ loại hai và ứng dụng
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm của tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐLCN.16/14
Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật trong các đầm nuôi tôm góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS. TS. Chu Hoàng Hà
TS. Nguyễn Trung Nam, PGS. TS. Phạm Bích Ngọc, PGS. TS. Lê Văn Sơn, TS. Lâm Đại Nhân, PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, ThS. Trần Trung Thành, ThS. Lê Hoàng Đức, ThS. Lê Thu Ngọc, KS. Nguyễn Thị Thơm
Nuôi trồng thuỷ sản
11/2014
11/2018
01/09/2019
09/07/2019
378
- Kết quả của đề tài đã xây dựng được bộ dữ liệu về đa dạng sinh học của các hệ vi sinh vật trong đầm nuôi tôm là cơ sở cho việc ứng dụng trong các nghiên cứu về sinh học hệ thống, nghiên cứu vai trò, chức năng của hệ vi sinh trong môi trường đầm ao nuôi tôm.
- Xây dựng được mô hình liên quan giữa đa dạng vi sinh vật ở mức độ gen với năng suất, chất lượng tôm nuôi. Phát hiện được các tác nhân gây bệnh mới trên tôm nuôi đặc biệt là tác nhân không phân lập và nuôi cấy được. Việc định danh được các nhóm vi sinh vật có lợi, có hại là cơ sở cho nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học, hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh cho tôm.
- Đề tài đã phân lập được 12 chủng vi khuẩn trong đó 11 chủng vi sinh vật chuyển hóa amoni và nitrite trong nước của các ao nuôi tôm và 01 chủng Bacillus subtilis (Việc bổ sung chủng Bacillus subtilis vào bể nuôi tôm mô hình đã làm tăng tỉ lệ sống của tôm khi cảm nhiễm với V. parahaelymoticus sau 7 ngày nuôi). Đây là cơ sở đề xuất mô hình nuôi tôm an toàn sạch bệnh với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học có sử dụng chủng Bacillus subtilis.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc quản lý đầm nuôi tôm hiệu quả từ đó những tác động kinh tế mà kết quả của đề tài có thể mang lại:
+ Giúp nông dân chủ động với việc phòng trừ một số dịch bệnh và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở đầm nuôi tôm. Qua đó góp phần vào phát triển bền vững nghề nuôi tôm của Việt Nam.
+ Tăng năng suất và chất lượng tôm thương phẩm.
+ Giảm rủi ro cho nông dân và tăng lợi nhuận.
+ Giảm sử dụng các chất kháng sinh.
- Đối với môi trường:
Việc tìm ra các sinh vật hữu ích như chi Pseudomonas giúp chuyển hoá amoni trong nước, chủng Bacillius có khả năng đối kháng loài V. parahaelymoticus, cũng như các gen hữu ích của chúng đã được phân lập là cơ sở để nghiên cứu, phát triển các chế phẩm sinh học, giúp giải quyết các vấn đề về môi trường và bệnh hại trên tôm.
Pin mặt trời; Chất điện ly; Chấm lượng tử; Cấu trúc
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
01 giải pháp hữu ích
02 tiến sỹ, 02 thạc sỹ