Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

HNQT/SPĐP/05.16

2021-02-970/KQNC

Nghiên cứu phát triển các nguồn gen lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

Viện cây lương thực và cây thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Dương Xuân Tú

GS. TS. Nguyễn Văn Tuất; TS. Nguyễn Trọng Khanh; TS. Phạm Thiên Thành; ThS. Nguyễn Thị Hường; ThS. Nguyễn Thế Dương; PGS. TS. Doãn Thái Hòa; TS. Nguyễn Thị Minh Phương; TS. Nguyễn Kim Thoa

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

12/2016

12/2020

08/04/2021

2021-02-970/KQNC

20/05/2021

- Ứng dụng công nghệ nghiên cứu tương tác trên toàn hệ gen (Genome Wide Association Study - GWAS) trong phân tích di truyền để xây dựng bản đồ QTL/gen kiểm soát khả năng chịu hạn, khả năng chuyển hóa đường và hàm lượng silica trong rơm rạ của cây lúa: + 170 mẫu giống lúa của Việt Nam được giải trình tự kiểu gen (Gennotyping By Sequence - GBS) với 328.216 vị trí SNPs được tìm ra trên toàn hẹ gen và miêu tả đầy đủ các đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu hạn, khà năng chuyển hóa đường từ rơm rạ và hàm lượng silica trong rơm rạ. Đây là cơ sở dữ liệu kiểu gen và kiểu hình rất quan trọng, được sử dụng trong GWAS tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, đại học York và đại học Dundee vương quốc Anh để tìm ra các QTL/gen kiểm soát khả năng chịu hạn và các tính trạng của cây lúa, sử dụng trong chọn tạo giống lúa mới có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu. + Xác định được 6 gen ứng viên kiểm soát khả năng chịu hạn, 1 gen ứng viên về khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ và 1 gen ứng viên về hàm lượng silica trong rơm rạ của cây lúa. Các gen ứng viên này được chứa trong nguồn gen lúa gồm 15 mẫu giống lúa mang các gen ứng viên chịu hạn, 12 mẫu giống lúa mang gen ứng viên về khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ và 11 mẫu giống lúa mang các gen ứng viên về hàm lượng silica thấp trong rơm rạ. Nguồn gen này được sử dụng tại các Viện nghiên cứu trong lai tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu cho các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Gen chịu hạn sử dụng chọn tạo các giống lúa chịu hạn; Gen kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ và hàm lượng silica trong rơm rạ của cây lúa sử dụng trong trọn giống lúa cho rơm rạ có chất lượng tốt, kích thích việc sử dụng rơm rạ cho chế biến nhiên liệu sinh học và thức ăn chăn nuôi, hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch, giảm phát thải trong sản xuất lúa. - 03 quy trình công nghệ: 1) Quy trình chế biến biolipid; 2)Quy trình chế biến keo lignin phenol formaldehyde (LPF); 3) Quy trình thu nhận silica vô định từ rơm rạ. Các quy trình này đã được đưa vào sản xuất quy mô phòng thí nghiệm tại Viện Hóa học, đại học Bách Khoa với kết quả được đánh giá tốt về các sản phẩm tạo ra. Các quy trình này có khả thi để ứng dụng mở rộng theo quy mô công nghiệp, giúp khai thác tối đa nguồn rơm rạ được tạo ra trong sản xuất lúa, tăng thu nhập cho người sản xuất, giảm phát thải do giảm việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
19231

Nguồn gen lúa; Biến đổi khí hậu; Thích ứng; Khoa học công nghệ; Chỉ thị phân tử

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không