Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-14/17

2020-54-820/KQNC

Nghiên cứu phát triển hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm bằng phương pháp kết hợp UV - Điện từ trường - Ozone và phương pháp sinh học

Phòng Thí nghiệm trọng điểm điều khiển số và kỹ thuật hệ thống

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Quốc gia

PGS. TS. Phạm Ngọc Tuấn

ThS. Trần Đại Nguyên, PGS. TS. Lê Thị Kim Phụng, PGS. TS. Nguyễn Phú Hòa, TS. Phan Thanh Lâm, ThS. Đoàn Văn Bảy, TS. Nguyễn Minh Hà, TS. Nguyễn Văn Tường, TS. Trương Đình Châu, TS. Trần Văn Hưng

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

06/2017

11/2019

28/05/2020

2020-54-820/KQNC

18/08/2020

Phát triển hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm bằng phương pháp kết hợp UV - Điện từ trường - Ozone và phương pháp sinh học
17720
a) Hiệu quả kinh tế Kết quả thử nghiệm hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm giúp tăng năng suất từ 8 – 10 % qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho người nuôi tôm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Với những thách thức từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường hiện nay, áp dụng hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm bằng phương pháp kết hợp UV – Điện từ trường là giải pháp kiểm soát và xử lý môi trường tiết kiệm, hiệu quả và an toàn với môi trường. Đồng thời, môi trường nước ao nuôi được quản lý tốt là tiền đề để gia tăng mật độ nuôi, nâng cao năng suất góp phần hoàn thành mục tiêu giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 10 tỷ USD (theo mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025). Ngoài ra việc áp dụng các giải pháp xử lý môi trường nước bằng phương pháp UV – Điện từ trường – Ozone và phương pháp sinh học giúp đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi và kiểm soát dịch bệnh trên tôm từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam. b) Hiệu quả xã hội Nghề nuôi tôm nước lợ phát triển khá mạnh ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua kể cả về diện tích và sản lượng nuôi. Tôm nước lợ là sản phẩm quốc gia được Chính phủ chú trọng phát triển. Giá trị xuất khẩu từ mặt hàng tôm của nước ta năm 2019 đạt 3,36 tỷ USD, chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu thủy sản), tiến tới đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2025. Phát triển và ứng dụng hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm phù hợp với định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao (đạt chứng nhận uy tín như tôm sinh thái, hữu cơ, GAP). Hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm (theo định hướng phát triển ngành tôm được công bố theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025). Hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm có thể được ứng dụng cho hơn 90.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm góp phần phát triển bền vững ngành tôm trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường hiện nay. c) Hiệu quả môi trường Hiện nay, nguồn nước sạch từ sông, biển ngày càng khan hiếm do ô nhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp, khiến các mô hình nuôi tôm với phương thức sử dụng nguồn nước từ sông, biển để thay thế cho nước đã ô nhiễm trong các ao nuôi ngày càng rủi ro. Việc không xử lý triệt để nước thải nuôi tôm trong khi quản lý chất lượng nước là yếu quan trọng nhất; phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu; nuôi trong ao có diện tích lớn (thể tích nước hàng ngàn mét khối) nên không kiểm soát và xử lý kịp thời trước những biến động của các thông số môi trường nước; sử dụng rất nhiều nước để thay nước cho các ao; không cách ly được khi có dịch bệnh xảy ra ở khu vực lân cận. Là những nguyên nhân trực tiếp gây bùng phát dịch bệnh và làm phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường. Ứng dụng hệ thống quan trắc tự động và xử lý môi trường nước nuôi tôm bằng phương pháp kết hợp UV – Điện từ trường và phương pháp sinh học trong việc kiểm soát và xử lý nước (nước cấp, nước thải) đảm bảo theo các quy định về chất lượng nước trong ao nuôi tôm (QCVN 02 – 19:2014/BNNPTNT) sẽ góp phần giảm tình trạng xả nước trong quá trình nuôi chưa qua xử lý ra môi trường ngoài, từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh trong các vùng nuôi, đảm bảo phát triển bền vững ngành nuôi tôm Việt Nam.

Môi trường nước; Nuôi tôm; Sản phẩm; Chất lượng; Quan trắc tự động; Phương pháp sinh học

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

 Giải pháp hữu ích: Hệ thống diệt khuẩn nước cấp cho ao nuôi tôm nước lợ bằng phương pháp kết hợp UV – Điện từ trường – Ozone.  Giải pháp hữu ích: Quy trình xử lý nước cấp cho ao nuôi tôm nước lợ.  Quyền tác giả: Phần mềm quan trắc tự động môi trường nước nuôi tôm.

2 Thạc sỹ; 1 Tiến sỹ