- Khảo nghiệm một số giống Bạch đàn mới năng suất chất lượng cao tại Lạng Sơn
- Giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên không chuyên TDTT – Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Cân bằng tối ưu trong mạng giao thông đô thị: Các phân tích lý thuyết và thuật toán
- Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Innovation) của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030
- Thử nghiệm nuôi cá Mè Vinh (Barbonymus gonionotus) trong lồng/bè bằng đậu tằm để tạo sản phẩm cá giòn
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao tính công khai minh bạch trong đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp luật đất đai năm 2013
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉnh sửa hệ gen để cải tạo tính trạng mùi thơm và kháng bạc lá trên một số giống lúa chủ lực của Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy bơm công suất lớn phục vụ thoát nước trong khai thác mỏ
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng muối natri hàm lượng thấp cho người bệnh suy thận mạn khám và điều trị tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020-2021
- Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè (Coffea Arabica l) đạt năng suất chất lượng cao tại Lâm Đồng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
VI2.3-2012.03
2017-53-679/KQNC
Nghiên cứu quá trình phát triển đào tạo và phát triển nhân lực công tác xã hội chuyên nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh, PGS.TS. Hoàng Thu Hương, PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc, TS. Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Văn Thục
Xã hội học nói chung
09/2013
09/2016
24/06/2016
2017-53-679/KQNC
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.9. 1. Đóng góp mới về khoa học:
- Đề tài làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, cũng như phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn sớm những rủi ro, ảnh hưởng đến môi trường sông an toàn của người dân, những đối tượng khó khăn... - Nêu thực trạng nhân lực và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội chuyên biệt ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có vấn đề đào tạo tại chỗ không chỉ đáp ứng được nguồn nhân lực trong hiện tại, mà còn đảm bảo nhu câu cho tương lai phát triển xã hội của vùng; đồng thời, đây chính là cách giải quyết triệt để nhất tình trạng yếu kém về chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường, cán bộ là người dân tộc thiểu số - lực lượng này vốn đã thiếu về số lượng lại kém về chất lượng. - Làm rõ những tác động đa chiều về phương diện kinh tế-xã hội cũng như chính trị-xã hội của thực trạng thiếu về số lượng và yếu về chất lượng của đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên biệt tại Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng.
1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:
- Đưa ra một số khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với các cơ quan chức năng của Trung ương và chính quyền địa phương nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác xã hội. - Tư vấn các cơ quan chức năng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác xã hội chuyên biệt, trong đó, ưu tiên việc tập trung đào tạo ngắn hạn chuyên sâu và đào tạo các cấp trình độ như trung cấp, đại học, sau đại học về công tác xã hội cho những cán bộ, nhất là những người vừa làm vừa học trong lĩnh vực có liên quan, hội đoàn thể có liên quan. - Đề xuất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng những cơ chế, chính sách quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề và những quy định bảo đảm quyền lợi của người làm công tác xã hội.
1.9.3. Đóng góp về hệ quả xã hội
+ Đối với hoạt động quản lý:
Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học trong tam giác: người dân - nhà khoa học - chính quyền trung ương/địa phương.
+ Đối với hoạt động đào tạo:
Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.
Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.
Công tác xã hội; Giáo dục; Nhân lực; Tây Nguyên
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
03 ThS và NCS