Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐT-2017-40502-ĐL5

Nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá mú lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E lanceolatus) tại Khánh Hòa

Viện Nuôi trồng thủy sản III

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh/ Thành phố

Trương Quốc Thái

Khoa học nông nghiệp

+ Các đơn vị/tổ chức được ứng dụng kết quả nghiên cứu: - Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Khánh Hòa – Đại diện ông Trần Văn Thu – Tổ 13 Đường Đệ, Phường Vĩnh Hòa, Tp. Nha Trang. - Trại sản xuất giống Hòa Thủy - Đại diện ông Lê Kim Hòa - Cây số 6 Tp. Cam Ranh – Khánh Hòa. - Trại sản xuất cá giống – Đại diện ông Hoàng Minh Cường - Đại lộ Nguyễn Tất Thành- Phước Đồng – Nha Trang. - Trại sản xuất cá giống – Đại diện ông Lê Trường Duy - Cây số 6 Tp. Cam Ranh – Khánh Hòa. - Trại sản xuất cá giống – Đại diện ông Võ Tất – Thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, Tp. Nha Trang. + Công tác tập huấn, tuyên truyền nhânrộng kết quả đề tài: Năm 2020, đề tài đã tổ chức tập huấn nhân rộng mô hình cho 23 người dân tại các địa phương Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa nắm được kỹ thuật cơ bản về quy trình sản xuất cá mú lai; năm 2021: Tổ chức tập huấn giới thiệu quy trình từ kết quả đề tài cho các hộ dân trên bàn thành phố Cam Ranh và thôn Ngọc Diêm, Ninh Hòa thông qua các chương trình của Sở KHCN Khánh Hòa với tổng số người tham gia: 55 người. + Ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất của địa phương: Số lượng các trại sản xuất cá giống cá mú lai tăng lên từ năm 2019 đến nay, song song với đó là diện tích nuôi cá mú lai cũng tăng lên ở thành phố Cam Ranh (năm 2019 – 2020 chiếm khoảng 50% tổng số diện tích nuôi cá biển) và đang phát triển nuôi thương phẩm mở rộng trong cả nước; + Năm 2019: Thời gian này, đề tài vẫn đang triển khai và đang chuyển giao cho các đơn vị với số lượng con giống sản xuất trong năm là 45.200 con giống, kích cỡ 7 – 10 cm. + Năm 2020 (số lượng xã trên địa bàn ứng dụng, diện tích canh tác; năng suất trung bình; hiệu quả kinh tế mang lại so với các giống truyền thống/diệntích): Tổng số lượng cá mú lai giống đã sản xuất được từ các đơn vị tiếp nhận quy trìnhkhoảng 300.000 – 400.000 con,cỡ cá 5 – 7 cm với giá trị 3.600.000.000 – 4.800.000 đ, cung cấp cho các hộ dân nuôi thương phẩm tại Cam Ranh và một số địa phương trong cả nước.
+ Góp phần thay đổi tập quán lạc hậu, nâng cao trình độ, kỹ thuật canh tác; tạo chuyển đổi đối tượng, cơ cấu cây trồng của địa phương: Sản xuất giống cá mú laithành công đã góp phần phát triển nghề nuôi thương phẩm cá mú lai trên địa bàn thành phố Cam Ranh, thay thế cho các đối tượng nuôi cũ kém hiệu quả, cũng nhưng giúp cho các trại sản xuất cá giống có thêm đối tượng nuôi, tăng hiệu quả sản xuất + Tác động về mặt xã hội: Việc sản xuất giống cá mú lai và nuôi thương phẩm cá mú lai đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá mú lai có thêm nhiều sự lựa chọn đối tượng sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong năm, giúp tăng hiệu quả trại giống, tăng lợi nhuận. Sau 10 - 12 tháng nuôi (thức ăn công nghiệp), người nuôi thu hoạch cá cỡ 0.9 – 1.2 con/kg, giá bán tại ao 150.000 – 170.000đ/kg, lợi nhuận 30.000 – 40.000 đ/kg cá, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều hộ dân vùng nuôi. + Kết quả đề tài đã chuyển giao quy trình sản xuất giống cá mú lai cho Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Khánh Hòa đăng ký dự án nông thôn miền núi do TW quản lý và được Bộ KH&CN hỗ trợ với tổng kinh phí triển khai dự án: 9, 0 tỷ đồng; trong đó kinh phí do TW hỗ trợ: 3,470 tỷ đồng.

cá mú lai; cá mú cọp cái; cá mú nghệ đực

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không