liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TNB.ĐT/14-19

2021-54-1522/KQNC

Nghiên cứu sự biến đổi môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam và đánh giá tác hại của các hoạt động kinh tế không được kiểm soát tại vùng thượng lưu sông Mekong

Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Quốc gia

PGS.TS. Châu Nguyễn Xuân Quang

PGS.TS. Đào Nguyên Khôi, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, TS. Lâm Đạo Nguyên, TS. Phạm Gia Trân, TS. Dương Thị Thúy Nga, TS. Lê Bửu Thạch, TS. Phạm Kim Long, TS. Trần Đức Dũng, ThS. Lê Thị Thu Hà, ThS. Hồ Văn Hòa, ThS. Cù Ngọc Thắng

Các khoa học môi trường

01/09/2017

01/10/2020

15/01/2021

2021-54-1522/KQNC

15/10/2021

Hệ thống máy tính được hình thành từ đề tài đang được Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu; Phòng Thủy văn và Tài nguyên nước thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên khai thác và sử dụng hiệu quả để xử lý, lưu trữ, cung cấp và trích xuất dữ liệu bổ sung cho cổng kiến thức Mekong và cho các đề tài, dự án có liên quan. 


 

 

19783

Phát triển hệ thống hồ chứa vùng thượng lưu, thay đổi sử dụng đất, BĐKH có tác động mạnh đến chế độ dòng chảy và bùn cát ở ĐBSCL. Trong đó, việc phát triển hồ chứa là tác động mạnh mẽ nhất. Hệ thống hồ chứa có thể làm gia tăng dòng chảy vào mùa khô và giảm dòng chảy vào mùa lũ nhưng chế độ vận hành của hồ sẽ quyết định đáng kể đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu. Do tác động của các sự kiện El - Nino trong những năm gần đây nên dòng chảy tại Kratie thấp cả về mùa khô lẫn mùa lũ làm cho tình hình xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn và lũ giảm đáng kể tại ĐBSCL. Kết quả phân tích chỉ ra sự gia tăng mực nước tại các trạm Tân Châu, Châu Đốc, Cần Thơ và Mỹ Thuận. Điều này cho thấy sự phát triển của hệ thống đê bao và hạ tầng công trình thủy lợi, lún, sụt mặt đất, nước biển dâng có thể đã ảnh hưởng đến mực nước trong hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở ĐBSCL. Mực nước tại các trạm ven biển đều có xu thế tăng dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng hạn hán càng nghiêm trọng hơn tại ĐBSCL từ 2015 đến nay. Hạn hán có xu thế tác động tảng thế cho toàn bộ vùng ĐBSCL chứ không nam ở mức độ khu vực. Những năm hạn hán nặng có tương quan chặt chẽ với thời kỳ El - Nino xảy ra ở lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn do tác động của suy giảm lưu lượng thượng nguồn và nước biển dâng. Kết quả tính toán mô hình thủy lực cho thấy kịch bản xây dựng các hồ chứa và tuân thủ chế độ vận hành hợp lý có tác dụng gia tăng dòng chảy vào mùa khô và góp phần giảm nhẹ xâm nhập mặn cho ĐBSCL. Dữ liệu viễn thám cho thấy tình hình xói lở ở các sông chính ĐBSCL có xu thế tăng, tuy nhiên đi cùng với xói lở vẫn có những khu vực bị bồi. Tình hình xói lở có tương quan với sự suy giảm phù sa do các hồ chứa thượng nguồn tích nước đi vào vận hành. Kết quả phân tích dữ liệu quan trắc chất lượng nước cho thấy những khu vực đô thị ở ĐBSCL có tác động tiêu cực đến chất lượng nước trong hệ sống sông rạch xung quanh. Tuy nhiên, xu thế chung chất lượng nước ở ĐBSCL vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép. Sử dụng khung sinh kế bền vững kết hợp đánh giá tổn thương cho thấy nhiệt độ tăng, hạn hán, ô nhiễm nguồn nước và thiếu phù sa là bốn yếu tố có tác động lớn nhất đến hoạt động nông nghiệp của nông dân. Khả năng thích ứng của nông dân cũng được đánh giá trong việc ứng phó với các động lực và đối phó với ảnh hưởng của những tác động. Kết quả cho thấy, sinh kế nông dân khá bền vững về các mặt, mặc dù nhiều nông dân đang thu nhập bấp bênh từ canh tác lúa. Ngoài ra, chiến lược sinh kế của nông dân được đánh giá là dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu như tăng nhiệt độ và hạn hán. Tuy nhiên, nông dân sẵn sàng thích ứng với tác động của BĐKH và áp lực môi trường bằng cách tăng chi phí sản xuất, tăng giờ lao động và thay đổi phương thức sản xuất. Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học hiểu rõ tính tổn thương về sinh kế của nông dân vùng ĐBSCL (đặc biệt nông dân đang canh tác lúa ba vụ) và bài học kinh nghiệm cho các vùng canh tác nông nghiệp tương tự dưới áp lực môi trường và BĐKH. Phối hợp với các đối tác Đức xây dựng cổng kiến thức Mekong để cung cấp dữ liệu thông tin theo địa chỉ https://cathchmekong.eoc.dlr.de/Elvis/. Cổng kiến thức Mekong tích hợp toàn bộ dữ liệu hình thành từ đề tài của tất cả các đối tác trong dự án CatchMekong. Dữ liệu bao gồm các chủ đề như giám sát môi trường và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mekong và ĐBSCL, các thông số về trữ lượng và chất lượng nước, phù sa. Xây dựng bộ bản đồ đa thời gian, đa chủng loại gồm: Hiện trạng sử dụng đất, hệ sinh thái rừng, xói lở bờ sông, phù sa lơ lửng và độ đục, chất lượng nước,...là cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin cho nhà quản lý, nhà khoa học và người dân thông qua cổng kiến thức Mekong. Hiệu quả về khoa học: + Cung cấp những thông tin về nguyên nhân, xu thế biến động các yếu tố môi trường sinh thái chính ở ĐBSCL do tác động từ thượng lưu, tại chỗ và nước biển dâng và nhận định được xu thế biến động các thông số chính của môi trường sinh thái trong tương lai; Xác định được tính dễ bị tổn thương của canh tác lúa do tác động của biến đổi môi trường sinh thái và đề xuất được giải pháp giảm nhẹ tác động; Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và hỗ trợ ra định trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường ở ĐBSCL; 4- Đề xuất được các chiến lược ứng phó với biến động môi trường sinh thái chính. Hiệu quả về kinh, tế xã hội và môi trường: Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững trong vùng ĐBSCL bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên lưu vực sông Mekong; Giảm thiểu mức độ thiệt hại về kinh tế xã hội và môi trường do phát triển kinh tế xã hội trên thượng nguồn lưu vực và tác động của nước biển dâng; Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước thượng lưu trên cơ sở các kết quả đánh giá phòng ngừa trước các tác động có thể và chủ động các giải pháp giảm thiểu cùng các giải pháp liên quốc gia và lưu vực; Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về các tác động bất lợi và các rủi ro kèm theo, giảm thiểu tác động cho nhóm dễ bị tổn thương.

 

Biến đổi môi trường sinh thái; Hạ lưu sông; Thượng lưu sông; Thủy văn; Chất lượng nước; Sinh kế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Số lượng công bố trong nước: 3

Số lượng công bố quốc tế: 7

Không

02 Tiến sỹ và 04 Thạc sỹ.