1) Ý nghĩa về mặt khoa học:
- Nghiên cứu đánh giá, tổng kết kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, xác định nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp giải quyết các tồn tại trong quản lý sử dụng cơ sở hạ tầng nông thôn làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, quản lý sử dụng hiệu quả bền vững CSHT nông thôn, giải chi cho sửa chữa phục hồi.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn để xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, bền vững CSHT nông thôn, là công cụ quan trọng để đánh giá định lượng tính hiệu quả, bền vững của CSHT nông thôn, làm cơ sở lựa chọn, xây dựng và đánh giá các mô hình thí điểm quản lý CSHT nông thôn.
- Đề xuất cơ chế, chính sách: Đề xuất hoàn thiện các văn bản, chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, quản lý kết cấu hạ tầng nông thôn; Cơ chế chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng; Chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính cho cộng đồng tham gia quản lý CSHT nông thôn; Cơ chế chính sách tài chính cho bảo trì CSHT nông thôn; Đề xuất bổ sung các chỉ tiêu về mô hình quản lý trong các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, thể thao văn hóa;
- Đề xuất các mô hình để quản lý hiệu quả, bền vững các loại hình CSHT nông thôn, bao gồm: (i) Mô hình Ban Quản lý và nâng cấp đường giao thông nông thôn; (ii) Mô hình Hợp tác xã quản lý công trình CNSHNT tập trung; (iii) Mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý TLN, TLNĐ; (iv) Mô hình quản lý Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã; (v) Mô hình quản lý tổng hợp CSHTNT tự trang trải kinh phí.
- Xây dựng 7 mô hình thực tế quản lý CSHT nông thôn cho 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, làm cơ sở thực tiễn để tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình trên phạm vi cả nước.
- Viết 4 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí KHCN Thủy lợi giới thiệu các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị áp dụng.
- Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ
2) Tác động đến quá trình xây dựng NTM:
• Tác động đến phát triển sản xuất, việc làm thu nhập, đời sốngngười dân
Hệ thống CSHT nông thôn được quản lý, duy tu bảo dưỡng hiệu quả và bền vững sẽ có tác động nhiều mặt tích cực đến phát triển sản xuất, việc làm, thu nhập, đời sống người dân:
- Kéo dài tuổi thọ của CSHT bằng cách giảm tỷ lệ hư hỏng, do đó bảo vệ các khoản đầu tư trước đây vào xây dựng và cải tạo, giảm chi phí sửa chữa, thay thế cho cả ngân sách và sự đóng góp của người dân.
- Giảm chi phí vận hành xe trên đường bằng cách cung cấp một bề mặt chạy bằng phẳng, dẫn đến tăng giá trị sản xuất sau thu hoạch, tăng kết nối giao thương 2 chiều giữa người dân và thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
- Người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ vận tải, đi lại, các dịch vụ công; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, đi học….
- Nguồn nước sinh hoạt và nước tưới đảm bảo số lượng và chất lượng, giúp chủ động trong sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp; nâng cao năng suất chất lượng; Chất lượng cuộc sống tăng lên do sử dụng nước sạch với giá hợp lý, tăng cường sức khỏe, giảm chi phí y tế…
- Cơ sở vật chất thể thao văn hóa hoạt động đầy đủ, đúng chức năng, phong phú tạo điều kiện nâng cao đời sống thể chất, tinh thần, gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc vùng miền.
- Tạo cơ hội cho người dân tham gia đầu tư, quản lý CSHT nông thôn làm tăng thu nhập, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tích lũy hoặc vốn vay ưu đãi, nhất là trong đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, cung cấp nước sinh hoạt, hợp tác đầu tư các trang thiết bị thể thao…
• Tác động đến các nội dung, phong trào xây dựng nông thôn mới
Kết quả của Đề tài có tác động đến các nội dung, phong trào xây dựng nông thôn mới nổi bật ở các mặt sau:
- Thúc đẩy sự tham gia của các thành phần, tổ chức chính trị, xã hội và người dân ở nông thôn tham gia đầu tư, quản lý, khai thác, duy tu, bả dưỡng CSHT nông thôn; Xác định vị trí, vai trò là trung tâm, là chủ quản lý sử dụng CSHT nông thôn, làm tăng trách nhiệm của chủ thể.
- Đề xuất Bộ tiêu chí xác định tính hiệu quả bền vững của CSHT nông thôn và tổ chức quản lý CSHT nông thôn, là công cụ giúp cho chính quyền địa phương, người dân, các cấp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đánh giá được tình trạng thực tế của CSHT nông thôn, trên cơ sở đó có kế hoạch thích hợp để đầu tư, xây dựng, quản lý, phân cấp quản lý hiệu quả CSHT nông thôn, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
- Đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn để phân cấp rõ trách nhiệm quản lý, mô hình quản lý, trách nhiệm duy tu, bảo trì bảo dưỡng các loại hình CSHT nông thôn cho các bên liên quan
- Đề xuất xây dựng quy định để phân bổ kinh phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì CSHT nông thôn, nhất là CSHT giao thông nông thôn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do tính chất CSHT nông thôn là tài sản lớn nhất của kết cấu hạ tầng nông thôn, có vai trò huyết mạch, kết nối mọi hoạt động; Việc duy tu, bảo trì CSHT nông thôn thường xuyên đem lại lợi ích kinh tế - xã hội rất lớn so với cách làm hiện nay.
- Đề xuất các mô hình quản lý CSHT nông thôn phù hợp cho 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, có hướng dẫn cụ thể về điều kiện, phạm vi áp dụng, quy trình thực hiện, hướng dẫn hoạt động, cơ chế tài chính…. Có thể phổ biến áp dụng không chỉ cho các xã thuộc ĐBSH và ĐBSCL mà còn có thể áp dụng cho các vùng khác có điều kiện tương tự.
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn xây dựng mô hình quản lý các loại hình CSHT nông thôn để ban hành, phổ biến áp dụng
Địa chỉ ứng dụng:
Địa chỉ ứng dụng các mô hình trong Đề tài:
02 mô hình cộng đồng tham gia quản lý đường GTNT tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; xã Đại Thành, Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
02 mô hình cộng đồng tham gia quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Quới tại huyện Chợ Mới, An Giang và HTX Dịch vụ nông nghiệp Tứ Xuyên, Tứ Kỳ, Hải Dương.
Mô hình cộng đồng tham gia quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung tại xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Mô hình quản lý cơ sở hạ tầng Văn hóa – Thể thao xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Mô hình quản lý tổng hợp CSHT nông thôn: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp và Môi trường xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian ứng dụng: Từ năm 2020 đến nay