Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐM.36.DN/18

2022-99-0584/NS-KQNC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và chỉnh sửa hệ gen trong chọn tạo giống lúa năng suất chất lượng chống chịu sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh

Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed

UBND Tỉnh Thái Bình

Quốc gia

ThS. Nguyễn Thị Nhung

KS. Trần Mạnh Báo, ThS. Nguyễn Thị Tuyết, ThS. Nguyễn Phạm Hùng, KS. Trần Thị Duyên, KS. Nguyễn Văn Thọ, KS. Trần Thị Phương, TS. Nguyễn Duy Phương, GS.TS. Phạm Xuân Hội, TS. Võ Thị Minh Tuyển, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, TS. Nguyễn Văn Cửu, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, ThS. Phạm Thu Hằng, ThS. Nguyễn Bá Ngọc, ThS. Phan Quốc Mỹ

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/06/2018

01/12/2021

25/04/2022

2022-99-0584/NS-KQNC

13/06/2022

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Sản phâm chính của dự án là ứng dụng thành công hệ thống CRISPR/Cas9 để chỉnh sửa hệ gen trên giống lúa TBR225 cải thiện tính kháng bạc lá bằng cách sửa đổi các EBE AvrXa7, PthXo3 và TalF trên bộ khởi động OsSWEET14. Kết quả đã thu được 6 dòng lúa TBR225 chỉnh sửa gen mang đột biến SW14-TBR dạng đồng hợp, không chứa cấu trúc T- DNA trền hệ gen. Các dòng lúa chỉnh sửa gen kháng hoàn toàn với isolate Xool7 và kháng nhẹ với isolate Xoo65 và Xoo09. Các dòng lúa chỉnh sửa gen có một số đặc điểm nông học về năng suất và chất lượng tương đương giống lúa TBR225 đối chứng không chỉnh sửa gen. ThaiBinh Seed tiếp tục khảo nghiệm, đánh giá các dòng lúa đã chỉnh sửa gen tại các vùng sinh thái tại các tỉnh Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng hướng tới mở rộng vào sản xuất. 

20814

ThaiBinh Seed đã ứng dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại trong công tác nghiên cứu chọn giống giúp quá trình nghiên cứu chọn tạo được rút ngắn thời gian và có tính chính xác cao. Kết quả đã tạo được nhiều dòng vật liệu quý làm cơ sở để phục vụ cho việc lai tạo nhiều giống lúa mới. Kết quả nghiên cứu của dự án góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin, dữ liệu về nghiên cứu chọn tạo giống bằng công nghệ chỉ thị phân tử để tích hợp đa gen kháng bệnh bạc lá và đạo ôn vào nền di truyền ưu tú nhằm cải tiến tính kháng với các tác nhân gây bệnh chính cho các giống lúa chất lượng tại Việt Nam đã gợi mở và góp phần phát triển các giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại. Thông qua dự án xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao các phương pháp, quy trình chọn tạo giống lúa bằng công nghệ mới cho các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, địa phương. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp cho năng lực nghiên cứu, năng lực làm chủ công nghệ chọn tạo giống bằng công nghệ chỉ thị phân tử và công nghệ chinh sửa hệ gen của Việt Nam được tăng lên. 

Nghiên cứu; Ứng dụng công nghệ; Chỉ thị phân tử; Chỉnh sửa hệ gen; Chọn tạo giống lúa; Năng suất; Chất lượng; Chống chịu sâu bệnh; Bất lợi ngoại cảnh

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Giống lúa BC15 mới (có gen kháng đạo ôn) và giống TBR225 mới (có gen kháng bạc lá) có năng suất và chất lượng tốt hơn so với giống BC15, TBR225, ThaiBinh Seed đã nộp đơn bảo hộ giống cây trồng. Sản phẩm trung gian là giống Đông A2 đã có kết quả DUS có sự khác biệt, hiện đã nộp đơn xin bảo hộ.

01 ThS