Giá thành bột đạm thủy phân từ moi và cá Nục có giá thành cao như trên vì đây là thử nghiệm áp dụng quy trình sản xuất từ phòng thí nghiệm ứng dụng quy mô sản công nghiệp tại cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống không có thiết bị sấy phun nên các chi phí thuê thiết bị sấy phun cao nên giá thành sản phẩm bột đạm thủy phân cao. Nếu cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị máy sấy phun và giá thành sản phẩm sẽ khấu hao vào thiết bị thì sẽ giảm giá sản xuất của bột đạm thủy phân xuống 20 – 40% giá thành, sản phẩm đưa ra thị trường có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự và giảm giá thành sản phẩm nước mắm pha chế từ bột đạm thủy phân từ moi và cá nục.
Từ kết quả pha chế nước mắm công nghiệp từ bột đạm thủy phân từ moi và cá Nục trên cho thấy nước mắm moi và cá nục pha chế từ bột đạm thủy phân của đề tài có giá tương đương với giá của nước mắm Chinsu. So sánh về thành phần hóa học thì nước mắm từ moi và cá nục có hàm lượng đạm tổng số cao hơn và tỷ lệ Naa/Nts đạt chỉ tiêu của nước mắm đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm nước mắm công nghiệp được pha chế từ bột đạm thủy phân dễ sử dụng, giảm chi phí giá thành vận chuyển, có thể cạnh tranh được trên thị trường Một bài toán đặt ra, nếu công ty chuyển đổi công nghệ và sản xuất 100% sản lượng (3,5 triệu lít/ năm) theo công nghệ của dự án thì mức lợi nhuận ước tính có thể lên tới trên 70 tỷ đồng/ năm. Tuy nhiên, để ứng dụng hoàn toàn công nghệ của dự án trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần có sự đầu tư và đồng bộ hóa các dây truyền thiết bị, điều kiện vật chất liên quan, đào tạo bồi dưỡng nhân công.... Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch và lộ trình phát triển thời gian.
Đánh giá hiệu quả Xã hội và môi trường của mô hình.
- Từ số liệu theo dõi tại tại doanh nghiệp, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật (xã hội, môi trường...) như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm công nghiệp có thể ứng dụng sản xuất trong quy mô công nghiệp, thời gian sản xuất và quay ngắn 1,5 – 2 tháng, so với quy trình sản xuất nước mắm truyền thống từ 1 – 2 năm, sản phẩm nước mắm công nghiệp có giá thành phù hợp, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng, cảm quan theo TCVN 5107-2003, được thị trường chấp nhận.
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng moi, cá nục. Đồng thời, đánh giá được giá trị dinh dưỡng thực của hai loại nguyên liệu này. Tăng năng lực chế biến cho các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng ổn định cho chế biến nước mắm công nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Về môi trường do việc thủy phân nguyên liệu triệt để ngay từ đầu nên việc hình thành các mùi thối như sản xuất nước mắm truyền thống sẽ không còn. Đặc biệt là tận dụng đọt dứa từ nguồn phế thải phong phú trong chế biến nông sản làm enzym thủy phân. Nước mắm công nghiệp có thành phần đạm protein hòa tan và axit amin như nước mắm truyền thống được người tiêu dùng chấp nhận, thời gian sản xuất ngắn, giá thành sản phẩm rẻ, chu trình quay vòng vốn ngắn, hiệu quả kinh tế cao.
Do đó việc nghiên cứu sản xuất bột đạm thủy phân giàu axit amin từ các nguyên liệu cá kém giá trị kinh tế như moi và cá nục là một chiến lược “Chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng’ của ngành.
Năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham gia thực hiện đề tài được nâng cao. Góp phần củng cố, phát triển mối liên kết trong nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm, trao đổi kinh nghiệm phát triển và ứng dụng công nghệ, sản phẩm công nghệ sinh học giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp sản xuất.
Hiệu quả khoa học công nghệ: Đề tài đã nghiên cứu quy trình và xây dựng mô hình sản xuất bột đạm thủy phân protein từ con moi và cá nục bằng công nghệ enzyme có hiệu suất thu hồi cao, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất
nước mắm công nghiệp. Bột đạm thủy phân từ moi và cá nục có: hàm lượng Protein tổng số từ 60 - 65%, tỷ lệ Nito axít amin chiếm 60 % nitơ tổng số, bột đạm có mùi thơm đặc trưng của nước mắm … Các chỉ tiêu đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng, các chỉ tiêu vi sinh vật, …. của bột đạm thủy phân đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm được các cơ sở chế biến nước mắm công nghiệp chấp nhận.
Trong quy trình công nghệ có công đoạn ủ chín dịch thủy phân sẽ tạo ra sản phẩm có hàm lượng Naa đạt trên 60% so với Nts, độ tan của bột đạm là 100%, áp dụng sấy dịch đạm thủy phân bằng sấy phun chân không nên không làm tổn thất hàm lượng đạm Naa trong bột đạm thủy phân và giữ được mùi hương đặc trưng của bột đạm. Sản phẩm nước mắm công nghiệp được pha chế từ bột đạm thuỷ phân của đề tài sẽ được người tiêu dùng ưa thích vì có công nghệ pha chế ổn định đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có màu sắc và mùi vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.